Năm 2024 là năm đánh dấu cho nhu cầu bức thiết của công nghệ, của sự suy thoái kinh tế kéo dài và những “đốm lửa’ nhen nhóm trong kỳ vọng về phục hồi kinh doanh. Đứng trước tình thế đó, chuyển đổi số đã trở thành một keyword không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Theo đó, những doanh nghiệp linh hoạt và tiên phong trong việc áp dụng công nghệ số không chỉ chiếm lĩnh ưu thế trong thời đại 4.0 mà còn sở hữu cơ sở vững chắc để tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến trải nghiệm khách hàng cũng như tự động hóa các tác vụ nhàm chán trước kia. Trong bài viết này, hãy cùng GAPIT tìm hiểu nhu cầu và cách doanh nghiệp ứng dụng số hóa vào hoạt động kinh doanh để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua chuyển đổi số.
1. Những dấu hiệu của chuyển đổi số trong kinh doanh – Nhu cầu số hóa đã cấp thiết hay chưa?
Sự phát triển của AI
Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo được thể hiện qua mức độ phủ sóng của AI. Có thể khẳng định rằng, AI đã len lỏi vào hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hiện nay và kinh doanh không nằm trong danh sách ngoại lệ. Theo dự báo của Search Logistics, thị trường AI sẽ đạt 190,61 tỷ USD vào năm 2025, tăng gấp đôi so với năm 2020. Sự phát triển này kéo theo hàng loạt sự thay đổi trong quy trình làm việc của các doanh nghiệp. AI xuất hiện trong hoạt động quản lý nhân viên, tự động hóa các tác vụ công việc, hỗ trợ quá trình sáng tạo và nghiên cứu tổng thể chiến lược,….
Sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của sàn thương mại điện tử trong những năm gần đây đã làm thay đổi cách mà doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng cũng như cách khách hàng thực hiện hoạt động mua bán.
Trên thế giới, các sàn thương mại điện tử đang trở thành điểm đến chính cho hàng triệu người tiêu dùng, đặc biệt là tại Việt Nam, đất nước sở hữu tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Theo báo cáo của Metric, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị thế này trong năm 2024, trong đó doanh thu và sản lượng bán ra trên 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop) được dự đoán có thể đạt hơn 310.000 tỷ đồng vào năm 2024, tăng 35% so với năm 2023.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp số hóa
Theo dự đoán từ các chuyên gia, dự báo vào năm 2024, 56% doanh nghiệp sẽ ưu tiên tích hợp AI vào chiến lược kinh doanh của họ, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các tập đoàn lớn và khó khăn trong việc thích nghi với công cuộc chuyển đổi số. Để tránh được kịch bản này, các doanh nghiệp nhỏ cần hiểu rõ hơn về tiềm năng và lợi ích của số hóa kinh doanh, cũng như nắm vững các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, big data và automation.
Vậy, nhu cầu số hóa đã thực sự cấp thiết hay chưa? Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp đều đã có câu trả lời cho chính mình.
2. Chuyển đổi số len lỏi trong từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Trong ngành bán lẻ
Chuyển đổi số đang trở thành chìa khóa quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ.
Kinh doanh online đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa và mở rộng quy mô kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến như website thương mại điện tử, ứng dụng di động,mạng xã hội.
Ngoài ra, chuyển đổi số cũng hỗ trợ trong việc quản lý thông tin khách hàng thông minh. Các hệ thống CRM tích hợp AI và big data giúp sắp xếp và phân tích dữ liệu khách hàng hiệu quả, từ đó cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, cung cấp dịch vụ tốt hơn và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Đặc biệt, trong bối cảnh ngành bán lẻ phải đối mặt với tỷ lệ khách hàng thiếu trung thành ngày càng tăng, tận dụng công nghệ số và số hóa các tác vụ như tích điểm đổi thưởng giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo ra động lực mua hàng.
2.2. Trong ngành dịch vụ
Trong ngành dịch vụ, một trong những vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp thường gặp phải là việc xử lý lượng khách hàng quá tải trong thời gian cao điểm như các ngày nghỉ lễ, cuối năm, Tết. Sự quá tải này thường dẫn đến việc không đảm bảo được trải nghiệm khách hàng, gây mất mát về doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã tiến hành chuyển đổi số nhằm cải thiện và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Một trong những ứng dụng chính của công nghệ số là quản lý thông tin khách hàng hiệu quả hơn. Cụ thể, việc áp dụng các giải pháp số hóa cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ khách hàng tự động và chính xác. Dữ liệu này sau đó được phân tích để hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hỗ trợ trong việc số hóa dịch vụ booking trực tuyến, nhằm dễ dàng quản lý và dự đoán lượng khách hàng mỗi ngày, từ đó có thể điều chỉnh nguồn lực và tổ chức công việc một cách linh hoạt,hiệu quả. Đặc biệt, tối ưu hóa quy trình booking giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng, đồng thời tăng cường sự hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
2.3. Trong các ngành khác
Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức đa lĩnh vực đều đang chủ động áp dụng công nghệ số hóa để tối ưu hoạt động kinh doanh và cải thiện trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là các ngành như FnB, giáo dục và y tế.
Trong ngành FnB, các nhà hàng và quán cà phê đang tích cực sử dụng các ứng dụng di động và hệ thống đặt hàng, cho phép booking, đặt bàn, nhận tư vấn,…trực tuyến. Công nghệ này không chỉ giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng mà còn tăng cường trải nghiệm sử dụng dịch vụ, đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Đối với lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng công nghệ số hóa đang mở ra nhiều cơ hội mới trong việc cung cấp giáo dục và đào tạo. Các trường học và tổ chức đào tạo tiếp tục mở rộng phạm vi giảng dạy và học tập thông qua các nền tảng, khóa học trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong lĩnh vực y tế, công nghệ số hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quy trình chăm sóc sức khỏe. Các cơ sở y tế đang tích cực áp dụng các hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân, cung cấp dịch vụ y tế từ xa và triển khai các khảo sát để đánh giá, cải thiện quy trình chăm sóc sức khỏe, giúp người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Nhìn chung, chuyển đổi số đã và đang thúc đẩy sự phát triển,cải thiện trong hầu hết các ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội mới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
3. Doanh nghiệp cần làm gì trước nhu cầu chuyển đổi số của thị trường
Chú trọng hơn đến dữ liệu
Chuyển đổi số cần một cơ sở để vận hành và dữ liệu chính là cơ sở đó.Thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu hiệu quả là cách để doanh nghiệp triển khai trơn tru những hoạt động chuyển đổi số như truyền thông qua tin nhắn, thiết kế các nền tảng số hóa phù hợp với khách hàng và cung cấp đúng sản phẩm/ dịch vụ đến đúng khách hàng. Bởi lẽ, dữ liệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó, thiết kế chiến lược tiếp cận, thuyết phục và giữ chân phù hợp.
Chuyển dịch tiếp thị đa kênh
Môi trường số hóa tạo nên một hành trình khách hàng phức tạp hơn nhiều so với các hình thức truyền thống. Thay vì một điểm chạm, khách hàng của thị trường chuyển đổi số đi qua nhiều điểm chạm khác nhau, vòng qua vòng lại một cách phức tạp và rối rắm trước khi đi đến bước quyết định. Chính bởi vậy, đa kênh là không thể thiếu trong chiến lược đặt chân vào cuộc đua số hóa hiện nay.
Tìm kiếm các nền tảng tự động hóa
Chuyển đổi số trong kinh doanh không dừng lại ở việc doanh nghiệp cung cấp các hình thức số hóa đến khách hàng, mà còn len lỏi trong cách thức triển khai các tác vụ ở công việc nội bộ của chính công ty. Các hoạt động này bao gồm việc tự động hóa quy trình kinh doanh, tối ưu hóa hệ thống quản lý, sử dụng các công nghệ mới và tích hợp các giải pháp số hóa để nâng cao hiệu suất làm việc, tăng cường sự linh hoạt trong quản lý và vận hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng tìm kiếm và áp dụng các nền tảng tự động hóa không chỉ nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường năng suất lao động mà còn đem lại lợi ích lớn về tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Vậy bên cạnh việc thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành bán lẻ nói riêng cần làm gì để đạt được mục tiêu trong tương lai? Hãy tham khảo ngay ebook của GAPIT để đón đầu những xu thế chuyển đổi số trong năm 2024. -> Gắn Link ebook sắp ra của mình
4. Kết luận
Đến năm 2024, có thể thấy việc chuyển đổi số không chỉ là một lựa chọn, mà còn là yếu tố tiên quyết đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp. Tận dụng công nghệ và tự động hóa không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn định hình và chuẩn bị cho sự phát triển bền vững trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong thị trường ngày càng cạnh tranh và phức tạp.
Với kinh nghiệm đa dạng triển khai các dịch vụ đa kênh tự động, GapOne được nhiều doanh nghiệp Việt tin tưởng lựa chọn là đối tác đồng hành trong hành trình chuyển đổi số. Các bộ giải pháp của GapOne hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số,tự động hóa hoạt động tiếp thị và CSKH đa kênh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, từ đó tăng hiệu quả marketing & chăm sóc khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với GAPIT tại đây để nhận tư vấn và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho quá trình chuyển đổi số năm 2024 của doanh nghiệp