Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc triển khai Mobile Marketing thông qua việc tích hợp ứng dụng di động vào trong hệ thống kinh doanh đang dần trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Với khả năng đáp ứng tốt hơn về trải nghiệm khách hàng và triển khai được các tác vụ khó, liệu ứng dụng di động có “soán ngôi” được Website? cùng GAPIT tìm hiểu nhanh về 7 tác vụ mà Website không có nhưng ứng dụng lại có thể đáp ứng dễ dàng.
1. Giao tiếp với khách hàng trực tiếp
Trong khi website phải dựa vào email để giao tiếp với khách hàng thì các ứng dụng lại cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn trực tiếp, thiết lập thông báo đẩy ngay trên cùng một nền tảng để giao tiếp với khách hàng tốt hơn.
Các tin nhắn được gửi trên nền tảng ứng dụng luôn được cập nhật theo thời gian thực, có giao diện dễ sử dụng, thông minh hơn và cho phép khách hàng lưu lại lịch sử, dễ dàng xem lại cuộc “trò chuyện” với doanh nghiệp. Điều này đem lại khả năng kết nối thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tức thời mà một website vốn không thể đem lại.
2. Kết hợp được nhiều tính năng cùng lúc
Một ứng dụng có thể cùng lúc triển khai nhiều tính năng khi được cho phép truy cập vào các quyền như GPS, máy ảnh, micro,… Chính bởi vậy, không chỉ có khả năng thiết lập nhiều tính năng phức tạp hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ứng dụng còn đem đến các trải nghiệm liền mạch mà một website chắc chắn cần phải có sự trợ giúp từ các nền tảng bên ngoài mới có thể thực hiện.
Theo ComScore, 90% thời gian sử dụng di động, người dùng dành cho việc sử dụng các tác vụ trên ứng dụng. Rõ ràng, khách hàng cảm thấy bị thu hút và hứng thú nhiều hơn khi trải nghiệm và tương tác với các tính năng trên ứng dụng thay vì website.
3. Truy cập nội dung mọi lúc, mọi nơi
Mỗi lần khách hàng muốn truy cập vào website đều phải lặp lại thao tác tìm kiếm và đăng nhập. Đó là chưa kể đến, việc tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng bởi SEO và đòi hỏi có kết nối Internet liên tục. Trong khi đó, ứng dụng điện thoại cho phép khách hàng truy cập đơn giản, duy trì trạng thái đăng nhập và cho phép truy cập trực tuyến.
4. Điều hướng dễ dàng
Ứng dụng di động hiện nay được thiết kế trực quan hơn và đặc biệt ưu tiên trải nghiệm của người dùng. Chính bởi vậy, trải nghiệm khách hàng và cụ thể hơn là hoạt động chuyển tiếp trở nên mượt mà hơn, không bị ngắt quãng, chuyển trang, đợi thời gian loading như khi ở trên website.
5. Tốc độ và tối ưu hóa
Với dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên thiết bị di động, ứng dụng đem đến khả năng truy xuất và hiển thị thông tin với tốc độ gần như tức thời và “ăn đứt” các trang web. Bên cạnh đó, ứng dụng di động còn có thể tận dụng các tính năng như bộ nhớ đệm và cho phép tải trước các nội dung để nâng cao hiệu suất. Bởi vậy, các nội dung mà ứng dụng cung cấp luôn có sẵn khi khách hàng cần và hầu như không gặp phải bất kỳ độ trễ nào đáng kể.
6. Tích hợp liền mạch với các ứng dụng và dịch vụ khác
Theo một cuộc khảo sát đến từ CleverTap, 57% người tiêu dùng mong muốn các ứng dụng di động có thể đem lại trải nghiệm tích hợp trên các thiết bị và các nền tảng khác nhau. Điều này cho thấy khách hàng thật sự có nhu cầu sử dụng nhiều ứng dụng/ tác vụ cùng lúc và luôn mong muốn ứng dụng có thể giải quyết được vấn đề này, điều mà một website khó có thể làm được.
Thực tế, các ứng dụng ngày nay đều đã khai thác sức mạnh của API và có thể hoạt động như 1 cổng kết nối để liên kết và tạo tương tác liền mạch cho khách hàng với các ứng dụng bên ngoài nhằm tạo thành một hệ sinh thái gắn kết. Điển hình nhất là nền tảng nhắn tin hay các ứng dụng thương mại điện tử tích hợp cùng các cổng thanh toán, hay dịch vụ bản đồ cho phép định vị cửa hàng gần nhất.
7. Trải nghiệm phù hợp
Ứng dụng di động có thể thu thập dữ liệu khách hàng đơn giản hơn thông qua việc cho phép doanh nghiệp truy xuất các điểm chạm và tương tác mà khách hàng để lại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm các dữ kiện thực tế để triển khai những chiến lược cung cấp nội dung, thực hiện cá nhân hóa cho đúng từng khách hàng mục tiêu.
Ngược lại, các trang web thường có quyền truy cập hạn chế, thời hạn lưu trữ cookie thấp cũng như khó xác định được khách hàng đang ở đâu trên hành trình mua sắm khiến việc cung cấp các nội dung cá nhân hóa trở nên khó khăn hơn.
Tổng kết
Trong bối cảnh kỹ thuật số ngày càng phát triển hiện nay, có thể nói việc sở hữu ứng dụng di động là một trong những yếu tố tất yếu. Nếu như Website hoàn hảo cho giai đoạn tìm hiểu thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ thì ứng dụng di động lại đem lại trải nghiệm tốt hơn khi khách hàng cân nhắc, mua sắm và tận hưởng các dịch vụ chăm sóc đến từ doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với GAPIT tại đây để được tư vấn về Zalo Mini App – giải pháp thiết kế App trên Zalo và các tính năng tiếp thị không thể thiếu khi triển khai Mobile Marketing.