Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử hiện nay, bán hàng đa kênh trở thành xu hướng bán lẻ hiệu quả khi mà các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển và dần thay đổi cách thức mua hàng của người tiêu dùng. Nếu trước đây, khi mua hàng, khách phải đến các điểm bán lẻ, thì khi mạng xã hội phát triển, khách có thể mua hàng ở nhiều kênh khác nhau, ví dụ như Website, Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử,… Đó chính là lý do người bán cần phát triển mô hình bán hàng đa kênh để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Bán hàng đa kênh có 2 dạng: Multi Channel và Omni Channel và nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 hình thức này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ sự khác biệt giữa hai hình thức này.
1. Multi Channel
Multichannel là mô hình bán hàng bằng nhiều kênh khác nhau, có thể là Online hoặc Offline. Trong đó, 5 kênh bán hàng phổ biến nhất là:
- – POS – điểm bán lẻ truyền thống
- – Mạng xã hội – Để quảng bá doanh nghiệp và bán hàng trực tiếp trên Zalo, Facebook
- – Website – Kênh giới thiệu thương hiệu và bán hàng chuyên nghiệp trực tiếp
- – Ứng dụng di động (mobile app) – bán hàng qua nền tảng điện thoại thông minh
- – Affiliate – Bán hàng qua mạng lưới cộng tác viên hoặc qua website khác
Hình thức Multi Channel – bán hàng đa kênh nhưng mỗi kênh bán hàng thường có hệ thống kinh doanh và quản lý riêng biệt, ít có sự tích hợp giữa các kênh, vì vậy mà mô hình này không có sự liên kết giữa các kênh. Ví dụ, đôi khi các chương trình khuyến mãi và thay đổi thông tin sản phẩm sẽ không được thực hiện đồng bộ giữa các kênh bán hàng. Chính vì vậy mà hình thức này sẽ đem lại một số hạn chế đối cả với người bán (doanh nghiệp) và người mua (khách hàng).
- – Khách hàng: gián đoạn, bất cập trong quá trình mua hàng. Ví dụ, anh A đang tìm mua một chiếc áo ở cửa hàng X trên kênh trực tuyến cửa hàng nhưng không thể mua được do mặt hàng này chưa được cập nhật restock ở trên trang web bán hàng. (thiếu sự cập nhật thông tin liên tục)
- – Doanh nghiệp: có thể xảy ra xung đột lợi ích giữa các kênh bán hàng
Do đó, có thể thấy để vận hành các kênh bán hàng trơn tru và hiệu quả, Multichannel đòi hỏi doanh nghiệp phải dành ra nhiều thời gian – nguồn lực và chi phí để vận hành các kênh bán hàng liền mạch, có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác quản lý và không thực sự tối ưu hiệu quả bán hàng.
2. Omni Channel
Khác với MultiChannel, không chỉ đưa sản phẩm lên nhiều kênh và bán chúng, Omnichannel với triết lý “Đặt khách hàng làm trung tâm” đã tối ưu hóa quá trình tiếp cận của khách hàng thông qua các kênh bán hàng, cụ thể mọi dữ liệu kinh doanh (sản phẩm, khách hàng, tồn kho, khuyến mại, hoàn tất đơn hàng,..) từ kênh offline cho đến online mà đều được đồng bộ và quản lý trên một hệ thống duy nhất.
Doanh nghiệp sẽ cập nhật và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh tại 1 nền tảng thay vì phải tốn nhân lực quản lý trên từng kênh riêng. Các kênh bán được đánh giá hiệu quả bao gồm mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…), cửa hàng, website, sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…
So với Multichannel, sự thống nhất trong quản lý của Omni channel mang lại rất nhiều ưu thế:
– Đối với khách hàng: Đem lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng mọi lúc mọi người và giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh dễ dàng hơn, cũng như tiết kiệm nguồn lực và thời gian hơn.
– Đối với doanh nghiệp:
- – Cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh về hàng tồn kho, vận chuyển, dòng tiền,…để từ đó có thể dự đoán chính xác hơn và dễ dàng ra quyết định cho những kế hoạch tương lai.
- – Giúp dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động của từng cửa hàng, so sánh các cửa hàng với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi phân phối online để đẩy mạnh tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, chính vì những ưu thế vượt trội đó mà nhiều doanh nghiệp – các công ty lớn đã chọn đi áp dụng Omnichannel và thành công như Unilever, P&G, Vinamilk, AEON,…
Không phải chỉ các “ông lớn” kể trên mới có thể áp dụng Omni Channel, mà bất cứ doanh nghiệp thương mại điện tử nào sở hữu nhiều kênh online từ website, facebook hay bán trên các sàn thương mại điện tử đều nên cân nhắc việc sử dụng hệ thống Omni Channel để tiết kiệm thời gian, công sức để kiểm soát việc kinh doanh. Đầu tư vào công nghệ chính là điều kiện tiên quyết để đi đường dài và bứt phá trên con đường kinh doanh.
3. GapOne x HARAVAN: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp cạnh tranh trên đường đua thương mại điện tử
Với khả năng đồng bộ và xác định mọi thông tin từ sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, tồn kho,… trong toàn bộ mạng lưới cửa hàng và kho hàng với độ chính xác 100%, Hệ thống bán hàng đa kênh, quản lý tập trung Omnichannel tại Haravan sẽ giúp nhà bán lẻ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí nhưng đạt được hiệu quả vượt bậc khi triển khai kinh doanh đa kênh.
GapOne hiện đang là đối tác của Haravan, cung cấp Giải pháp Marketing tự động cho hàng trăm doanh nghiệp trên nền tảng này. Khi các doanh nghiệp TMĐT đang đứng trước nhiều thách thức và vấn đề khi bán hàng đa kênh, GapOne sẽ mang đến giải pháp marketing đa kênh hiệu quả để “chạm” tới khách hàng tốt nhất, đồng thời tối ưu mọi cơ hội bán hàng cũng như doanh thu. HARAVAN kết hợp GapOne là bộ đôi hoàn hảo giúp bạn có lợi thế bậc nhất, đưa doanh nghiệp đứng trên vị trí đầu bảng trong cuộc đua khốc liệt ngành thương mại điện tử.