Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, các chiến dịch quảng cáo ngắn hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số. Một yếu tố then chốt của các chiến dịch này là tăng cường sự tương tác (engagement), nhằm giúp thương hiệu ghi dấu ấn mạnh mẽ và gia tăng cơ hội chuyển đổi tệp khách hàng tiềm năng.
Trong số các công cụ quảng cáo hiện nay, Minigame nổi lên như một phương pháp hiệu quả để thu hút sự tham gia của người tiêu dùng, nhờ tính giải trí và khả năng tương tác sâu. Nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng có xu hướng dành nhiều hơn 30% thời gian khi tham gia vào các nội dung gamified (game hóa) như Minigame so với quảng cáo tĩnh. Vậy doanh nghiệp có nên áp dụng mini game vào các chiến dịch tiếp thị của mình? Và nên áp dụng trong giai đoạn nào? Hãy cùng GAPIT trả lời các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
1. Minigame là gì?
Minigame là những trò chơi nhỏ, đơn giản, có mục đích chính là để thu hút sự chú ý và tương tác của người dùng. Khác với các trò chơi phức tạp, Minigame thường có luật chơi dễ hiểu và thời gian tham gia ngắn, giúp người chơi dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm ngay lập tức.
2. Tại sao nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng minigame trong chiến dịch quảng cáo của mình?
Hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing, là nền móng và cơ sở để doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm khách hàng (CX). Một điểm mạnh nổi bật của Minigame là khả năng kích thích khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin hơn so với các hình thức truyền thống. Theo nghiên cứu, việc sử dụng mini game có thể giúp tăng khả năng khách hàng cung cấp thông tin cá nhân lên đến 2,2 lần so với các loại nội dung khác. Điều này là nhờ vào tính tương tác và động lực mà trò chơi mang lại, như phần thưởng hấp dẫn và sự thú vị trong quá trình tham gia, khiến người chơi cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn khi chia sẻ thông tin.
Thông qua các hoạt động như yêu cầu người chơi đăng ký để tham gia, cung cấp email hoặc thông tin cá nhân để nhận phần thưởng, doanh nghiệp có thể thu thập lượng lớn dữ liệu quý giá về khách hàng. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng mà còn tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
Tăng tương tác với khách hàng
Một trong những lợi ích lớn nhất của Mini game là khả năng tăng cường tương tác (engagement). Thay vì chỉ truyền tải thông tin một cách thụ động như trong các hình thức quảng cáo truyền thống, Mini game cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu trong quá trình trải nghiệm trò chơi. Việc tương tác được lặp đi lặp lại có thể thể làm tăng khả năng ghi nhớ thông điệp quảng cáo, giúp thương hiệu giữ được vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
Tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng
Mini game có thể được sử dụng như một phương tiện truyền thông và tiếp thị hiệu quả. Bằng cách cung cấp cho người dùng một trải nghiệm tích cực, mang tính tương tác cao, mini game giúp thương hiệu tiếp cận và được ghi nhớ dễ dàng hơn. Khi người chơi tham gia vào các thử thách, họ thường được khuyến khích chia sẻ kết quả hoặc mời bạn bè tham gia để nhận thêm phần thưởng như mã giảm giá, quà tặng, hay cơ hội có thêm lượt chơi. Hành động chia sẻ này không chỉ giúp khách hàng nhận được phần thưởng mà còn lan tỏa Minigame đến nhiều người hơn, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu. Điều này tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp truyền tải thông điệp quảng cáo một cách tự nhiên và thu hút lượng người chơi lớn mà không cần đầu tư chi phí quảng cáo quá nhiều.
Danija, một nhà bán lẻ giày dép, đã triển khai Mini Game “Wheel of Fortune” để thu thập thông tin khách hàng và thúc đẩy doanh số. Người tham gia có thể quay bánh xe để nhận mã giảm giá, đổi lại, họ phải cung cấp thông tin email. Kết quả là Danija đã thu thập được 30,000 email đăng ký mới và hàng ngàn khách hàng đã sử dụng mã giảm giá, từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng trên website của họ |
3. Doanh nghiệp ngành nào nên sử dụng Mini Game trong chiến dịch tiếp thị?
Mini game có thể phù hợp với nhiều ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và thiết kế game phù hợp với mục tiêu của chiến dịch, đối tượng khách hàng và đặc điểm của từng ngành hàng.
Theo GAPIT nhận định, mini game là lựa chọn thích hợp nhất cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Low-involvement ( có sự tham gia thấp ) như FMCG, ngành F&B, ngành bán lẻ ( retail ),… Bởi khách hàng trong nhóm ngành này thường có độ nhạy cảm cao về giá và quyết định mua sắm của họ chủ yếu dựa trên các yếu tố như giá cả, dịch vụ, quà tặng đi kèm. Chính vì thế, Mini Game có phần thưởng là voucher, mã giảm giá, hoặc quà tặng sẽ đặc biệt thu hút sự quan tâm của họ.
4. Nên triển khai Mini Game ở giai đoạn nào của hành trình khách hàng?
Đối với các marketer, Customer Journey Map (CJM) đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển các chiến lược tiếp thị đa kênh bằng việc xác định rõ điểm tiếp xúc quan trọng. Tuy vậy, trong thời đại kinh doanh số hiện nay, hành vi người tiêu dùng ngày càng khó nắm bắt và phức tạp hơn. Do đó, doanh nghiệp thuộc các ngành hàng khác nhau cần thiết kế CJM riêng phù hợp với môi trường ngành, đặc điểm khách hàng và hành vi của họ.
>> Xem thêm: [CJM] Thiết Kế Bản đồ Hành Trình Khách Hàng Ngành FMCG
Để hiểu rõ hơn, GAPIT gợi ý cho bạn mô hình cơ bản nhất để hình dung tổng quát các giai đoạn khách hàng trải qua, từ khi bắt đầu chú ý đến thương hiệu cho đến khi quyết định mua hàng, từ đó sử dụng minigame phù hợp với từng điểm chạm một cách tối ưu nhất.
>> Xem thêm: Tạo Mini Game Trên Mini App Zalo để Kích Cầu Chi Tiêu Khách Hàng – GapOne
5. Cần lưu ý gì khi triển khai minigame trong các chiến dịch quảng cáo
Mặc dù đem tới nhiều lợi ích, doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc các thách thức có thể gặp phải khi triển khai minigame vào các chiến dịch ngắn hạn:
- Mini Game nên được thiết kế phù hợp với mục tiêu chiến dịch (tăng nhận diện thương hiệu, thu thập thông tin khách hàng, tăng doanh số,…). Đảm bảo rằng mục tiêu cụ thể được đặt ra từ đầu để định hướng cách xây dựng và thực hiện, từ đó đưa ra phần thưởng phù hợp.
- Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng cứ chi số tiền lớn hay đưa ra giải thưởng “khủng” mới có thể thu hút được sự tham gia của người chơi. Trên thực tế, điều quan trọng hơn hết là phần thưởng phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Đôi khi, những giải thưởng nhỏ như mã giảm giá, voucher mua sắm, hoặc quà tặng mang tính cá nhân hóa lại có sức hấp dẫn lớn hơn.
- Cách thức chơi càng đơn giản, càng thu hút nhiều người tham gia. Doanh nghiệp nên ưu tiên những game không quá phức tạp, bắt buộc người chơi phải suy nghĩ nhiều hay chuyển qua nền tảng khác. Đại diện cho dạng game này chính là: Vòng quay may mắn, trồng cây hoặc Flappy Bird.
- Doanh nghiệp cần lưu ý tích hợp các tính năng chia sẻ trên mạng xã hội để người chơi dễ dàng chia sẻ thành tích hoặc mời bạn bè tham gia, từ đó tăng khả năng lan tỏa cho chiến dịch.
- Ngoài việc xây dựng các ý tưởng game sao cho thật mới lạ, nếu minigame yêu cầu người chơi cung cấp thông tin cá nhân, nhãn hàng cũng·cần đảm bảo thu thập thông tin hợp pháp và bảo mật dữ liệu khách hàng theo quy định pháp luật.
>> Xem thêm: Hướng dẫn gửi tin kèm Minigame trên nền tảng GapOne
>> Xem thêm: Tổng quan về tính năng Minigame trên nền tảng GapOne
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Minigame và các ưu điểm của giải pháp này. Để được tư vấn thêm và triển khai dịch vụ, hãy liên hệ với GAPIT tại đây.