Nghiên cứu từ PwC (2024) cho thấy 89% người tiêu dùng có xu hướng trung thành hơn với những thương hiệu cung cấp phần thưởng hấp dẫn và trải nghiệm cá nhân hóa. Đồng thời, theo McKinsey, các chương trình Loyalty hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trung bình 15-20%, vượt trội so với các chiến dịch tiếp thị thông thường.
Rõ ràng, tích điểm không chỉ là một tính năng, mà đã trở thành “sợi dây vô hình” giữ chân khách hàng trước vô vàn đối thủ.
Tuy nhiên, theo thống kê từ CNV Loyalty, trong khoảng 70% doanh nghiệp áp dụng hình thức tích điểm thì chỉ có 45-50% đạt được kết quả mong muốn. Để vượt qua thách thức và thực sự tạo ra giá trị từ chương trình tích điểm, doanh nghiệp cần đi sâu vào bản chất của chiến lược này. Trong bài viết dưới đây, GAPIT sẽ giúp bạn giải mã những yếu tố cốt lõi của 1 chương trình tích điểm cơ bản để khai thác tối đa tiềm năng của công cụ này!
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH ĐIỂM LÀ GÌ?
Chương trình tích điểm (Point System) là một cơ chế khuyến khích khách hàng tích lũy điểm thưởng thông qua các hành vi như mua sắm, sử dụng dịch vụ, hay giới thiệu bạn bè, nhằm đẩy mạnh tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp, cũng như làm tăng độ trung thành của họ đối với thương hiệu mà doanh nghiệp đang sở hữu.
Khi khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, họ sẽ được tích lũy các điểm thưởng (thường các điểm thưởng này sẽ được tích lũy qua ứng dụng). Sau đó, các điểm thưởng này có thể đổi sang các phần thưởng, ưu đãi hoặc giảm giá tương ứng.
LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TÌNH TÍCH ĐIỂM
2.1. Quản lý thông tin khách hàng dễ dàng hơn:
Chương trình tích điểm không chỉ là công cụ hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng mà còn mang lại lợi ích vượt trội trong việc quản lý thông tin khách hàng. Khi đăng ký sử dụng thẻ tích điểm, khách hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản như số điện thoại, địa chỉ, hoặc email. Ngoài ra, mỗi giao dịch mua sắm đều được ghi lại dưới dạng hóa đơn và chuyển đổi thành điểm thưởng. Những dữ liệu này là nguồn thông tin quý báu để doanh nghiệp có cơ sở phân tích hành vi mua sắm, thói quen tiêu dùng và tần suất mua hàng của từng khách hàng.
Việc nắm bắt thói quen mua sắm giúp các marketer dễ dàng thiết kế các chiến dịch truyền thông và marketing cá nhân hóa, tăng khả năng tiếp cận và tương tác. Hơn nữa các thông tin này còn hỗ trợ doanh nghiệp phân khúc khách hàng theo giá trị, từ đó tập trung nguồn lực vào nhóm khách hàng tiềm năng hoặc trung thành để tối ưu hóa hiệu quả chiến lược marketing.
2.2. Thu hút khách hàng tiềm năng mới, giữ chân khách hàng cũ
Có thể nói, nếu triển khai đúng, chương trình tích điểm sẽ là “mũi tên trúng 2 đích”, vừa thu hút khách hàng tiềm năng, vừa gia tăng sự trung thành của khách hàng cũ. Đối với khách hàng mới, tham gia vào chương trình tích điểm tạo ra động lực để họ mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi khách hàng nhận thấy có cơ hội nhận được ưu đãi hấp dẫn khi tích lũy điểm, họ sẽ cảm thấy giá trị từ mỗi giao dịch và dễ dàng quay lại mua sắm. Điều này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các chiến lược khuyến mãi khởi đầu như “tăng ưu đãi sản phẩm khi đăng kí thẻ thành viên,” giúp tạo sự hứng thú và kích thích hành vi mua sắm ngay lập tức.
Với mỗi lần tích điểm, khách hàng có thể cảm thấy việc mua sắm của mình có giá trị, từ đó trở thành khách hàng trung thành. Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp tích hợp chương trình khuyến mãi lên ứng dụng hoặc nền tảng trực tuyến, khách hàng có thể dễ dàng cập nhật thông tin về các ưu đãi mới mà không cần phải qua nhiều bước trung gian. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo mà còn làm cho khách hàng cảm thấy tiện lợi và gắn kết hơn với thương hiệu.
>> Xem thêm: Zalo Mini App Tích Điểm: Giải Quyết “Nỗi Đau” Ngành Bán Lẻ – Khách Hàng Thiếu Trung Thành – GapOne
2.3. Gia tăng giá trị đơn hàng
Một trong những cách phổ biến để khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn là áp dụng cơ chế quy đổi điểm thưởng dựa trên giá trị tiền cụ thể, chẳng hạn 10.000 VNĐ = 1 điểm. Khi biết rằng mỗi giao dịch mua sắm sẽ mang lại điểm thưởng, khách hàng thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn để tích lũy điểm nhanh chóng. Đặc biệt, nếu chương trình đặt ra các mốc điểm để nhận ưu đãi hoặc quà tặng, động lực mua sắm của khách hàng sẽ càng cao. Ví dụ, doanh nghiệp có thể triển khai chương trình khuyến mãi như “tích đủ 500 điểm để nhận giảm giá 10% cho lần mua tiếp theo,” khiến khách hàng sẵn lòng mua thêm sản phẩm để đạt được mốc điểm này.
Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể sáng tạo hơn bằng cách thiết kế các ưu đãi đa dạng dựa trên điểm tích lũy, chẳng hạn: giảm giá trực tiếp, đổi lấy quà tặng độc quyền, hoặc nhận dịch vụ miễn phí. Các chương trình này không chỉ làm tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng mà còn khuyến khích khách hàng quay lại thường xuyên để tiếp tục tích lũy điểm, tạo nên một vòng quay mua sắm liên tục và bền vững.
CÁC THÀNH PHẦN CỐT LÕI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TÍCH ĐIỂM
Để chương trình tích điểm vận hành hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo những thành phần chính sau:
3.1. Cơ chế tích lũy và đổi điểm:
- Nguyên tắc tích điểm: Xây dựng các mức tích điểm rõ ràng (ví dụ: chi tiêu 10.000 đồng = 1 điểm) để khách hàng dễ dàng hiểu và theo dõi.
- Cách thức đổi điểm: Điểm có thể quy đổi thành giảm giá, quà tặng, hoặc các đặc quyền độc quyền, giúp khách hàng nhận biết được giá trị rõ ràng.
Lưu ý rằng, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình quy đổi điểm rõ ràng và hợp lý để đảm bảo tính minh bạch và khuyến khích khách hàng tham gia.
3.2. Hệ thống quản lý dữ liệu:
Hệ thống quản lý dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy thông tin khách hàng, gồm các thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, email, và lịch sử giao dịch. Mỗi khi khách hàng tham gia chương trình tích điểm, hóa đơn sẽ được ghi nhận và quy đổi thành điểm thưởng. Hệ thống này phải đảm bảo khả năng lưu trữ, bảo mật thông tin chính xác và an toàn, đồng thời có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn nhanh chóng, hiệu quả.
Không chỉ vậy, một số hệ thống còn cung cấp công cụ phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp phân tích hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết kế các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, gửi các ưu đãi đặc biệt tới khách hàng phù hợp, hay triển khai các chương trình khuyến mãi nhắm vào đúng nhóm đối tượng mục tiêu.
Nếu như không có đủ nguồn lực để đầu tư vào nền tảng hay app tích điểm riêng, các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng sẵn có để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. Một ví dụ điển hình là Zalo Mini App, công cụ giúp vừa giải quyết được vấn đề chi phí, vừa tối ưu trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng. Mini App không đứng một mình mà đi cùng hệ sinh thái bao gồm ZNS, Zalo UID, Zalo OA,… Điều này không chỉ giúp khách hàng chủ động hơn khi có nhu cầu nhắn tin cho nhãn hàng, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp truyền thông, tiếp thị và tương tác với khách hàng tốt hơn.
>> Xem thêm: Zalo Mini App Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Kế Mini App Chuẩn CX Cho Doanh Nghiệp
>> Xem thêm: Thiết Kế App Tích Điểm Cho Khách Hàng Trên Zalo Mini App – GapOne
3.3. Kênh truyền thông
Trong một chương trình tích điểm, kênh truyền thông đóng vai trò giúp thông báo, tương tác và cập nhật các chương trình ưu đãi hoặc khuyến mãi tới khách hàng. Một trong những kênh hiệu quả nhất là mạng xã hội, bao gồm các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok và Zalo. Các nền tảng này cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không cần chi trả quá nhiều chi phí quảng cáo.
Bên cạnh đó, email marketing và tin nhắn SMS là các kênh truyền thông truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả trong việc thông báo và nhắc nhở khách hàng về việc tích lũy điểm và các mốc ưu đãi. Các thông báo này có thể được cá nhân hóa, giúp khách hàng cảm thấy chương trình là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm mua sắm của họ.
GapOne tự hào là đơn vị xây dựng App tích điểm cho khách hàng trên Zalo Mini App hàng đầu
Để xây dựng Mini App tích điểm cho khách hàng trên Zalo, doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xứng đáng của mức chi phí bỏ ra, thời gian triển khai thực tế và hiệu quả mà ứng dụng này đem lại.
Khi lựa chọn GapOne, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế sau:
- Kinh nghiệm xây dựng Zalo Mini App cho các doanh nghiệp ở đa dạng quy mô khác nhau từ lớn đến nhỏ.
- Cung cấp gói giải pháp Growth Zalo Solution – Kết hợp Mini App Zalo và hệ thống gửi tin ZNS, Zalo OA nhằm giúp doanh nghiệp triển khai chăm sóc khách hàng hiệu quả chỉ trên một nền tảng duy nhất.
- Sở hữu trang quản trị dữ liệu hiệu quả, hỗ trợ quá trình lên chiến lược và ra quyết định cho doanh nghiệp.
- Cung cấp bộ kịch bản và luồng tin nhắn được “may đo” riêng dành cho từng doanh nghiệp khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn chi tiết về cách triển khai chương trình tích điểm hiệu quả để không bỏ lỡ cơ hội “chạm đỉnh” doanh thu mùa lễ hội!