Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự phủ sóng của mạng di động và hơn 84% dân số thế giới sử dụng điện thoại. Rõ ràng, việc tiếp thị trên điện thoại di động – Mobile Marketing là chiến lược mới cần triển khai với toàn bộ các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng GAPIT tìm hiểu chi tiết về chiến lược này trong bài viết dưới đây.
Mobile Marketing là gì?
Mobile Marketing là cách các doanh nghiệp tạo chiến dịch marketing nhắm đến người tiêu dùng/ khách hàng sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị tương tự, ví dụ như máy tính bảng.
Mobile Marketing được biết đến như một “nhánh nhỏ” của Digital Marketing, chính vì vậy, một vài tác vụ của Mobile Marketing có thể tồn tại sự tương đồng với Digital Marketing. Tuy nhiên, tiếp thị trên điện thoại đòi hỏi doanh nghiệp cần đặc biệt khéo léo trong việc tận dụng các đặc tính độc đáo của điện thoại thông minh.
Các hình thức Mobile Marketing phổ biến hiện nay
1. Marketing qua tin nhắn thông thường (SMS)
SMS là hình thức Mobile Marketing phổ biến và vô cùng quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng thông qua việc gửi các tin nhắn văn bản tới điện thoại của khách hàng. Tin nhắn có thể mang tính chất quảng cáo, giới thiệu dịch vụ, thông báo giao dịch hoặc chăm sóc khách hàng. Ví dụ: một nhà tạo mẫu tóc ở địa phương có thể gửi thông tin cho khách hàng về dịch vụ mới mà họ sắp “mở hàng”, lời nhắc về lịch hẹn đã đặt trước,… thông qua SMS.
SMS cũng có thể được các nhà bán lẻ sử dụng để hỗ trợ thanh toán hoặc nâng cao bảo mật. Việc gửi mã OTP, mã tích điểm qua SMS cho khách hàng đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt.
2. Marketing qua nhắn tin đa phương tiện (ZNS, Viber Business Message)
Nếu như SMS tồn tại điểm yếu khi chỉ cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn dạng văn bản và đôi khi là không dấu – gây “khó chịu” cho người nhận tin thì giải pháp dành cho doanh nghiệp chính là tin nhắn đa phương tiện. Phương pháp Mobile Marketing này cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn nhưng bên cạnh văn bản, nó còn bao gồm cả nội dung đa phương tiện như hình ảnh, video và âm thanh. Rõ ràng, nội dung của tin nhắn đa phương tiện thường dài hơn nội dung SMS (Hình thức Mobile Marketing này có thể cần tới 1600 ký tự so với 160 ký tự như với SMS).
Tại Việt Nam, 2 dạng tin nhắn đa phương tiện phổ biến nhất là ZNS – kênh gửi tin của Zalo và Viber Business Message cho doanh nghiệp nào muốn tiếp cận khách hàng nước ngoài.
3. Mobile App Marketing
Khách hàng ngày nay yêu thích việc trải nghiệm các tác vụ thông qua ứng dụng di động. Theo eMarketer, ước tính trung bình 1 người trưởng thành dành khoảng 90% thời gian sử dụng thiết bị di động của họ cho các ứng dụng di động thay vì các trình duyệt web thông thường.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn xây dựng ứng dụng di động và tích hợp chúng vào hệ thống kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với chi phí cao cũng như những đòi hỏi kỹ thuật đặc thù, ứng dụng di động chưa thực sự phù hợp với SMEs. Vậy nên, việc thiết kế Zalo Mini App với các tác vụ tương đương một native app thông thường, nhưng có mức chi phí rẻ hơn sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4. Mobile Marketing qua Bluetooth
Dù được ứng dụng rất nhiều trên khắp thế giới nhưng tại Việt Nam, hình thức này chưa được sử dụng phổ biến. Mobile Marketing qua Bluetooth giúp doanh nghiệp truyền tải nội dung truyền thông, kích hoạt quảng cáo vào điện thoại di động của khách hàng thông qua bluetooth mỗi khi khách hàng tiếp cận gần.
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ sau đây. Ví dụ: khi khách hàng cài đặt ứng dụng của doanh nghiệp trên điện thoại và đi ngang qua một cửa hàng/ chi nhánh của doanh nghiệp. Lúc này, nếu có chương trình khuyến mãi đang diễn ra, một thiết bị Bluetooth được cài cắm gần đó sẽ “bắn” tín hiệu vào ứng dụng của khách hàng. Lúc này, một tin nhắn thông báo sẽ được truyền đi để “nhắn nhủ” rằng “Cửa hàng X đang có đợt giảm giá và bạn nên ghé vào”.
5. Mobile Marketing với mã vạch/ mã QR
Mã QR hoặc mã vạch giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các nền tảng của doanh nghiệp thông qua việc quét bằng điện thoại vô cùng tiện lợi.
Doanh nghiệp có thể tạo mã QR và thêm vào banner tại cơ sở offline, bảng quảng cáo kỹ thuật số, video, hình ảnh trên các bài truyền thông, báo chí,… để thúc đẩy khách hàng tương tác với thương hiệu.
Ví dụ: nhà bán lẻ có thể kết nối phiếu giảm giá với mã QR trong quảng cáo truyền hình với mục tiêu thúc đẩy người xem quét mã (và mua hàng bằng phiếu giảm giá).
Tại sao Mobile Marketing lại được nhiều doanh nghiệp “sủng ái”?
Mobile Marketing cho phép các doanh nghiệp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi theo đúng nghĩa đen. Sự ra đời và phát triển như vũ bão của mạng di động 4G/5G, wifi cũng chính là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp cung cấp hoặc hình thành những trải nghiệm để tiếp cận đối tượng mục tiêu mà mình muốn nhắm đến. Bởi lẽ, khách hàng ngày nay sử dụng điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi trong mọi tác vụ của cuộc sống.
Theo báo cáo của Pew Research Center, 15 tỷ là số lượng thiết bị di động trên toàn thế giới hiện nay và con số đó dự kiến sẽ đạt trên 18 tỷ vào năm 2025.
Cũng theo báo cáo này, dù ở bất cứ độ tuổi hay đặc điểm nhân khẩu học nào, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh đều nằm ở mức cao với 90% ở độ tuổi 18 – 49, 83% ở độ tuổi 50 – 64 và 61% với những người trên 65 tuổi.
Làm sao để ứng dụng Mobile Marketing vào trong doanh nghiệp thật hiệu quả?
Giống như bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào khác, Mobile Marketing yêu cầu doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết, theo dõi, phân tích và báo cáo. Đồng thời, với những tính chất đặc thù của điện thoại di động và cách tiếp cận trực tiếp từng khách hàng, doanh nghiệp cần lưu ý và cân nhắc những yếu tố sau đây để tận dụng tối đa các chiến dịch trên thiết bị di động.
- Đảm bảo tối ưu UX, UI trên các nền tảng di động, ưu tiên nội dung ngắn gọn, đơn giản. Bởi lẽ, màn hình điện thoại nhỏ và khách hàng sẽ thao tác trực tiếp các tác vụ trên thiết bị mà không có sự trợ giúp của các thiết bị khác.
- Tập trung vào cá nhân hóa.
- Quan tâm tới từng đặc điểm, hành vi sử dụng điện thoại của khách hàng.
- Tận dụng thông báo đẩy trên điện thoại một cách thông minh, tránh spam khách hàng.
- Cân nhắc sử dụng phần mềm hỗ trợ Mobile Marketing – Các phần mềm cung cấp nhiều khả năng độc đáo giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên điện thoại dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Sẽ có những công cụ chỉ phục vụ độc lập cho Mobile Marketing và cũng có những công cụ tích hợp thêm các nền tảng, chiến lược khác giúp doanh nghiệp triển khai đa dạng hơn.
Tổng kết
Bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về Mobile Marketing. Hy vọng rằng, doanh nghiệp sẽ tìm thấy các thông tin hữu ích.
Nếu doanh nghiệp vẫn cần tư vấn thêm những chiến lược để triển khai hiệu quả hoặc tham khảo một nền tảng triển khai Mobile Marketing uy tín, chất lượng tại Việt Nam, đừng chần chừ hãy liên hệ với chúng tôi ngay tại đây để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: