Retargeting và Remarketing là hai chiến lược tiếp thị được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được hai thuật ngữ này và biết cách triển khai trong thực tế cho phù hợp. Cùng GAPIT phân biệt chi tiết Retargeting và Remarketing trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tổng quan về Remarketing và Retargeting
Trước khi đi vào phân biệt, doanh nghiệp và người làm Marketing cần phải hiểu rõ về hai thuật ngữ Retargeting và Remarketing.
Remarketing là gì?
Thuật ngữ Remarketing còn được biết đến với cái tên Tiếp thị lại. Hình thức này bao gồm hoạt động thu thập thông tin khách hàng mà chủ động để lại và gửi tin nhắn, thông báo nhằm “nhắc lại” khách hàng, phòng trường hợp khách hàng bỏ quên sản phẩm trong giỏ hàng hoặc chưa đi hết hành trình khách hàng được vẽ ra.
Retargeting là gì?
Retargeting là một chiến dịch Marketing nhằm mục đích nhắc lại và gợi nhớ cho những khách hàng đã từng truy cập, tương tác hoặc nhận được quảng cáo của doanh nghiệp. Thông qua đó, kích thích khách hàng tiếp tục hành trình mua hàng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
» Xem thêm: Retargeting Là Gì? Các Cách Retargeting Doanh Nghiệp Không Thể Bỏ Qua
Tại sao doanh nghiệp nên triển khai Remarketing và Retargeting?
Theo thống kê, 70% khách hàng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu vào giỏ hàng của mình, tuy nhiên lại không tiến hành thanh toán, thậm chí là xóa bỏ. Cũng theo đó, 98% khách hàng truy cập vào các nền tảng của doanh nghiệp như Website, Landing Pages, mạng xã hội,… sẽ “bỏ đi” mà không để lại bất kỳ tương tác nào.
Điều này tạo nên sự chênh lệch lớn giữa khách hàng truy cập và khách hàng thực sự mua hàng. Chính vì vậy, nhằm tăng ROI (Return on Investment – Tỷ lệ lợi nhuận), doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược marketing, nhằm thúc đẩy khách hàng trong hoạt động mua bán và tăng tỷ lệ sinh lợi cho kế hoạch kinh doanh của thương hiệu. Trong số rất nhiều các phương pháp, Retargeting và Remarketing chính là 2 chiến lược phù hợp nhất giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên.
Phân biệt Retargeting và Remarketing
Hai thuật ngữ Retargeting và Remarketing thường được dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy, để biết khi nào sử dụng Retargeting, khi nào sử dụng Remarketing, doanh nghiệp cần phân biệt được chúng.
1. Đối tượng nhắm đến
Đối tượng mà Remarketing hướng đến là những khách hàng đã để lại thông tin một cách chủ động. Bởi lẽ, phương pháp này vận hành bằng cách sử dụng chính những thông tin này nhằm tiếp thị đến khách hàng. Thông qua đó kích cầu mua hàng, cross-sell (Bán chéo) và Up-sell. Hình thức phổ biến nhất của Remarketing là nhắc nhở khách hàng về giỏ hàng bị “bỏ quên” thông qua Email và thông báo đẩy.
Trong khi đó, đối tượng nhắm đến của Retargeting lại rộng hơn. Bất cứ khách hàng nào từng để lại tương tác với doanh nghiệp dù là nhỏ nhất như truy cập vào trang web, thả cảm xúc, lướt trên trang, thực hiện các tác vụ,… Doanh nghiệp đều sẽ lưu lại được lịch sử Cookie và triển khai Retargeting. Phổ biến nhất thường thấy là Retargeting trên Google và Facebook.
2. Các kênh triển khai
Remarketing sử dụng chủ yếu là Email, các thông báo đẩy (Web Push) nhằm nhắc nhở khách hàng trực tiếp. Retargeting sẽ sử dụng chủ yếu là quảng cáo và xuất hiện thường xuyên trên các kênh mà khách hàng hay lui tới. Để biết được điều này, doanh nghiệp cần hiểu về hành trình khách hàng và trải nghiệm khách hàng đa kênh để xác định chính xác những điểm chạm tiềm năng của khách hàng.
3. Mục tiêu triển khai
Mục tiêu của Retargeting là làm khách hàng nhớ đến thương hiệu và phát sinh giao dịch. Đối với Retargeting, doanh nghiệp sẽ mong muốn khách hàng ghi nhớ thương hiệu, hoặc bấm vào quảng cáo “bám đuổi”.
Trong khi đó, Remarketing lại tập trung vào kết quả tài chính. Bằng mọi cách, remarketing cần phải kích thích khách hàng mua hàng, giảm thiểu số lượng đơn hàng bị bỏ quên. Kết quả của Remarketing sẽ được tính trực tiếp thông qua lượng doanh thu tăng lên.
4. Tài nguyên sử dụng
Remarketing sẽ sử dụng dữ liệu chính ngạch mà chính khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp (First Party Data). Trong khi đó, Retargeting sẽ bao phủ rộng hơn, sử dụng bất cứ nguồn thông tin nào tìm kiếm được. Các thông tin được “chiến lược bám đuổi” sử dụng bao gồm First Party Data, dữ liệu được đối tác chia sẻ (Second Party Data), và dữ liệu đến từ bên thứ 3 (Third Party Data).
Trên đây là cách phân biệt Retargeting và Remarketing. Hy vọng bài viết này đã đem lại những kiến thức hữu ích cho quý doanh nghiệp trong hoạt động tăng trưởng tiếp thị, gia tăng doanh số. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp tiếp thị tự động đa kênh – Omni-channel Marketing Automation, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại đây để nhận được những tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu bắt kịp xu hướng Marketing 5.0 ngay hôm nay.