Trong thế giới kinh doanh, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ cần cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng mà còn phải biết tạo ra sự thú vị để thu hút người mua. Đây chính là lúc Promotion Campaign – chiến dịch khuyến mãi – phát huy vai trò của mình.
Promotion Campaign là gì?
Trong Marketing Mix 7P, yếu tố Promotion (Xúc tiến bán) đóng vai trò không thể thiếu để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm là trung tâm của chiến dịch marketing, thì các chương trình xúc tiến là cầu nối đưa thương hiệu đến gần khách hàng hơn.
Promotion Campaign là một dạng chuỗi hoạt động marketing được thiết kế nhằm tập trung vào việc hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh thông qua việc cung cấp các ưu đãi hấp dẫn để kích thích hành vi mua từ phía khách hàng, đồng thời tăng nhận diện thương hiệu. Do đó, hoạt động chính của một chiến dịch khuyến mãi thường là các chương trình giảm giá, tặng quà,..nhằm kích cầu mua hàng.
Case study thực tế
Nếu bạn là một tín đồ mua sắm thì chắc chắn không thể bỏ qua Black Friday 11.11 – ngày sale lớn nhất trong năm. Trong năm nay, Lazada đã “làm chủ” ngày hội mua sắm với Promotion Campaign “Lazada 11.11 SALE SIÊU RẺ” với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn, mang lại cơ hội mua sắm tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Cụ thể, hưởng ứng chương trình khuyến mãi tập trung thành phố Hà Nội 2024, Lazada áp dụng mức giảm giá lên đến 90% cho hàng loạt sản phẩm trên toàn quốc, cùng với đó là các voucher giá trị hấp dẫn, hàng loạt khung giờ Flash Sale để thu hút khách hàng mua sắm.
Kết quả: Trong ngày 11/11, Lazada ghi nhận doanh số kỷ lục với hàng triệu sản phẩm được bán ra chỉ trong 24 giờ, hơn 1,5 triệu khách hàng mới đăng ký tài khoản và mua sắm trên nền tảng. Chiến dịch đồng thời tạo được tiếng vang lớn trên mạng xã hội, với hàng trăm ngàn lượt chia sẻ và bình luận tích cực, góp phần nâng cao nhận diện thương hiệu.
Promotion campaign có khác gì với Marketing campaign thông thường không?
Về mục tiêu
Khác với các hoạt động quảng cáo thông thường tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, Promotion Campaign thường diễn ra ngắn hạn và đi thẳng vào việc kích thích hành vi mua hàng. Thành công của chiến dịch được đo lường thông qua các chỉ số như lượng hàng bán ra nhất thời, mức độ tham gia của khách hàng, hoặc doanh số tăng trưởng trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, Marketing campaign thường có mục tiêu dài hạn và đa dạng hơn, chẳng hạn như xây dựng nhận diện, tái định vị thương hiệu trên thị trường hay củng cố lòng trung thành của khách hàng.
Về thành phần
Thành phần chính của Promotion Campaign thường là công cụ khuyến mãi trực tiếp như tặng mã giảm giá, voucher, combo ưu đãi hoặc quà tặng. Trong khi đó, Marketing Campaign thường rộng hơn, bao gồm và kết hợp các P khác trong marketing (Product, People, Place,..) các hoạt động quảng cáo lớn hơn như chạy TVC, chiến dịch truyền thông xã hội, tổ chức sự kiện hoặc tài trợ, thậm chí là các promotion campaign nhỏ khác.
Về phương pháp thực hiện
Promotion Campaign thường tận dụng các kênh giao tiếp hai chiều như tin nhắn, email marketing hoặc các chương trình trực tiếp để tương tác với khách hàng và đo lường phản hồi ngay lập tức. Ngược lại, các Marketing campaign sử dụng các phương tiện truyền thông một chiều như bảng quảng cáo, video quảng cáo hoặc nội dung trên các nền tảng lớn.
Về thời hạn
Trong khi các chiến dịch marketing thường diễn ra trong thời gian dài, hướng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, thì các chiến dịch khuyến mãi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, nhằm thúc đẩy doanh thu trong một giai đoạn nhất định.
>> Xem thêm: Ngành Bán Lẻ: Triển Khai Chiến Lược Khuyến Mãi Cuối Năm Thế Nào Hiệu Quả?
Các bước thực hiện Promotion Campaign
Để chiến lược khuyến mãi được hiệu quả, doanh nghiệp cần có một kế hoạch cụ thể từ nghiên cứu đến thực thi để tận dụng triệt để hiệu quả của công cụ này
- Xác định đối tượng mục tiêu
Bước đầu tiên của mọi chiến dịch là xác định nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới, từ đó phân tích đặc điểm hành vi, tâm lý, thói quen mua sắm của khách hàng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp phòng tránh được lãng phí nguồn lực và tăng tỉ lệ thành công.
- Lựa chọn kênh truyền thông
Mỗi nhóm đối tượng có thói quen, tiếp xúc với kênh truyền thông khác nhau. Chọn các kênh phù hợp với đối tượng mục tiêu để truyền tải thông điệp. Mỗi nhóm đối tượng có thói quen và mức độ tiếp xúc với các kênh truyền thông khác nhau, do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phù hợp để đảm bảo thông điệp “chạm” được tới khách hàng. . Ví dụ, mạng xã hội phù hợp với giới trẻ, trong khi tờ rơi, thông báo trực tiếp tại cửa hàng có thể hiệu quả hơn với khách hàng lớn tuổi.
- Xác định mục tiêu cụ thể
Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch khuyến mãi là bước quan trọng để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với chiến lược kinh doanh. Các mục tiêu cần rõ ràng, đo lường được, chẳng hạn như tăng doanh thu thêm 20% hoặc đạt 500 triệu đồng từ chiến dịch, thu hút 200 khách hàng mới, hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 3% lên 5%.
- Lên kế hoạch chi tiết cho từng phương thức
Mỗi kênh truyền thông có cách triển khai, hình thức truyền tải thông điệp riêng để đạt hiệu quả tối đa. Các chiến dịch SMS marketing cần tập trung vào nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, trong khi quảng cáo mạng lại cần sử dụng hình ảnh và video bắt mắt.
- Tạo thông điệp hấp dẫn
Thông điệp là yếu tố then chốt để thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành vi từ khách hàng. Thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào lợi ích nổi bật mà người mua sẽ nhận được, đồng thời tạo động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện bước tiếp theo.
- Dự trù ngân sách
Mặc dù một chiến dịch khuyến mãi ngắn hạn có thể giúp tăng doanh thu nhất thời, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng chi phí để đảm bảo không bị rơi vào tình trạng thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. CÙng với đó, ngân sách cho chiến dịch cần được phân bổ hợp lý, tập trung vào các kênh truyền thông, hình thức khuyến mãi có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất với đối tượng mục tiêu.
- Triển khai và đo lường kết quả
Sau khi chiến dịch được triển khai, việc đo lường hiệu quả dựa trên các chỉ số đã đặt ra là rất quan trọng để điều chỉnh và cải thiện trong tương lai.
>> Xem thêm: 5 CÁCH TĂNG HIỆU QUẢ CHO PROMOTION CAMPAIGN – GapOne
Kết luận:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Promotion Campaign và công dụng trong việc tăng doanh thu ngắn hạn và thu hút khách hàng mới cho thương hiệu. Để được tư vấn thêm và triển khai dịch vụ, hãy liên hệ với GAPIT tại đây.