Khi Apple chính thức thông báo tích hợp RCS vào iOS từ cuối 2024, thị trường nhắn tin doanh nghiệp đã có một bước ngoặt lớn. Động thái này không chỉ khẳng định vị thế của Rich Communication Services (RCS) như chuẩn tin nhắn tương lai, mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt ứng dụng trong các hoạt động nhắn tin truyền thông & chăm sóc khách hàng của mình. Với khả năng gửi hình ảnh, nút tương tác và xác thực bảo mật ngay trên ứng dụng tin nhắn mặc định, RCS đang tạo ra cuộc cách mạng trong giao tiếp khách hàng – nơi tỷ lệ mở tin đạt 65-85% (theo GSMA), gấp 3-4 lần SMS truyền thống. Vậy RCS hoạt động thế nào và tại sao doanh nghiệp không nên bỏ lỡ xu hướng này? Hãy cùng tìm hiểu với GAPIT trong bài viết dưới đây.
RCS là gì? Tìm hiểu chung về RCS
RCS (Rich Communication Services – Dịch vụ Truyền thông Nâng cao) là một giao thức nhắn tin hiện đại, được thiết kế để thay thế SMS truyền thống. Công nghệ này được Google và Hiệp hội GSM (GSMA) phát triển nhằm nâng cấp dịch vụ nhắn tin trên điện thoại di động.
Khác với SMS chỉ hỗ trợ văn bản đơn giản, RCS mang đến trải nghiệm nhắn tin tương tác cao hơn. Người gửi có thể gửi hình ảnh, video, GIF chất lượng cao, hiển thị thương hiệu doanh nghiệp và người dùng hay người nhận có thể sử dụng các nút bấm để tương tác trực tiếp trong tin nhắn.
Mặc dù được tạo ra cách đây hơn 15 năm, nhưng chỉ gần đây, RCS mới thực sự được phổ biến rộng rãi với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và nhận được sự hỗ trợ từ các nhà mạng ở nhiều quốc gia. Sự bùng nổ của RCS được cho là bởi các tính năng vượt trội hơn cả SMS, mang đến trải nghiệm giao tiếp sống động, hấp dẫn hơn.
Với sự phát triển của mạng xã hội, người dùng đã quen thuộc với những tính năng hiện đại mà họ sử dụng hàng ngày trên các ứng dụng OTT như Whatsapp, Facebook, Messenger và iMessage. Những ứng dụng này đã vô tình tạo ra tiêu chuẩn mới cho giao tiếp, và RCS hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đó bằng cách tích hợp các tính năng này trực tiếp vào hệ thống tin nhắn gốc của thiết bị, mà không cần tải thêm bất kỳ ứng dụng nào. RCS đặc biệt hữu ích khi các doanh nghiệp muốn tạo sự uy tín tương tự khi gửi tin nhắn SMS, mà kỳ vọng có thêm tính tương tác, linh hoạt.
Xem thêm: So Sánh RCS Vs SMS Vs IMessage: Đâu Là Nền Tảng Nhắn Tin Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp?
Tại sao doanh nghiệp Việt Nam nên bắt đầu sử dụng RCS ngay hôm nay?
Việt Nam đang có những bước tiến dài trong hội nhập quốc tế, kéo theo nhu cầu liên lạc với đối tác và khách hàng nước ngoài ngày càng gia tăng. Đối với các doanh nghiệp nói chung, việc xây dựng kênh liên lạc hiệu quả, chuyên nghiệp đã trở thành yếu tố sống còn. Trong bối cảnh này, RCS — nền tảng nhắn tin đa phương tiện được ưa chuộng toàn cầu chính là “cầu nối” giúp doanh nghiệp Việt vượt qua rào cản ngôn ngữ và công nghệ để chinh phục khách hàng quốc tế.
Trên thế giới, nhiều nhà mạng được kỳ vọng sẽ tích hợp RCS như một phần trong dịch vụ 5G của họ trong những năm tới, đưa RCS trở thành chuẩn nhắn tin thế hệ mới, thay thế SMS truyền thống. Theo thống kê từ GSMA và Mordor Intelligence, RCS đang được triển khai bởi hơn 22 nhà sản xuất thiết bị di động, thu hút hơn 157 triệu người dùng trên toàn cầu. Không chỉ vậy, báo cáo cho thấy 90% người dùng SMS khi đổi sang RCS vẫn hoạt động sau 90 ngày, cho thấy RCS có tiềm năng lớn trở thành kênh tương tác khách hàng hiệu quả.

Thực tế cho thấy RCS hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến, dù đang là xu hướng mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài. Điều này có thể do độ trễ của từng thị trường, cũng như nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp tại từng nước khác nhau. Tuy nhiên, cũng giống như xu hướng omnichannel trước đây, sẽ đến lúc RCS thành kênh gửi tin phổ biến và quen thuộc tại Việt Nam. Do vậy, đây chính là thời điểm vàng để doanh nghiệp Việt “đón đầu” nghiên cứu và áp dụng RCS. Điều này không chỉ đáp ứng kỳ vọng của khách hàng quốc tế (vốn quen dùng iMessage, WhatsApp), mà còn khẳng định đẳng cấp công nghệ của doanh nghiệp Việt, ngay lập tức “đi trước” thị trường chung. Bên cạnh đó, RCS đang được các “ông lớn” viễn thông như Viettel, VNPT nghiên cứu triển khai, hứa hẹn trở thành chuẩn mực giao tiếp trong tương lai gần.
Xem thêm: Tiềm Năng Của RCS Trong Hoạt Động Kinh Doanh Tại Doanh Nghiệp
RCS có cài đặt được trên iOS không? Xem thêm tại đây: Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng RCS Miễn Phí Cho Điện Thoại Android Và IOS
RCS giúp doanh nghiệp tăng tương tác với khách hàng như thế nào?
Với các tính năng vượt trội so với SMS truyền thống, RCS mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc giao tiếp với khách hàng.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
Điểm khác biệt lớn nhất giữa RCS và SMS truyền thống là công nghệ này mang đến trải nghiệm chân thật và tiện lợi hơn. Khách hàng có thể phản hồi hoặc thực hiện thao tác ngay trong tin nhắn nhờ các nút hành động gợi ý như đặt lịch gọi điện, xem Câu hỏi thường gặp (FAQ)… chỉ với một lần chạm. Tính năng này giúp rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hơn thế, RCS không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp mà còn hỗ trợ việc quản lý đơn hàng, cung cấp thông tin về trạng thái đơn hàng, giao hàng, và thậm chí là hỗ trợ khách hàng tự động qua các chatbot với những câu hỏi thường gặp. Khi chatbot không thể giải quyết, cuộc trò chuyện sẽ được chuyển trực tiếp sang nhân viên – người có thể xem lại toàn bộ lịch sử trao đổi để hỗ trợ khách hàng liên tục và nhất quán. Điều này giúp tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Cải Thiện Tỷ Lệ Mở và Tương Tác
Khi nói đến tương tác, tin nhắn SMS vẫn còn rất lạc hậu so với các ứng dụng OTT như WhatsApp, Messenger hay Line. Tuy nhiên, RCS có khả năng giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
Với tính năng gửi phản hồi nhanh, carousel sản phẩm, và khả năng chia sẻ vị trí, RCS cho phép doanh nghiệp tương tác với người dùng một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ ứng dụng bên ngoài nào. Đồng thời, khách hàng có thể tiến hành mua sắm sản phẩm ngay trong cuộc trò chuyện mà không cần rời sang ứng dụng thứ 2. Những tính năng này giúp tăng cường sự quan tâm từ khách hàng, nhờ đó tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch marketing sẽ cao hơn.
Ví dụ, nếu bạn gửi liên kết sản phẩm từ các trang thương mại điện tử qua RCS, khách hàng có thể duyệt sản phẩm, chọn lựa những món họ thích và thực hiện giao dịch, tất cả đều trong cùng một luồng tin nhắn.
- Tăng cường uy tín thương hiệu
Bạn có để ý rằng mỗi khi nhận tin nhắn khuyến mãi, tên người gửi thường là một dãy chữ viết tắt hoặc chữ cái ngẫu nhiên? Đây được gọi là Sender ID – định danh riêng mà doanh nghiệp dùng để gửi tin nhắn. Thế nhưng, đôi khi Sender ID quá rối rắm khiến người nhận không thể nhận diện được ai đang gửi tin. Điều này dễ làm giảm lòng tin, dẫn đến tỷ lệ tương tác thấp vì khách hàng e ngại nhấp vào liên kết hoặc chuyển sang bước tiếp theo trong quy trình mua hàng.
Hơn nữa, các Sender ID thường khá tương đồng với nhau vì chúng chỉ là những chữ cái ghép lại. Kết quả là thương hiệu của bạn dễ “hoà lẫn” giữa hàng triệu đối thủ và không có điểm gì nổi bật.
RCS chính là giải pháp khác biệt cho vấn đề này.Trước khi sử dụng RCS, doanh nghiệp cần được xác minh bởi các nhà mạng và đơn vị cung cấp dịch vụ. Sau khi xác thực, doanh nghiệp có thể tạo hồ sơ RCS cho thương hiệu, bao gồm: tên công ty, logo, màu sắc đặc trưng, mô tả thương hiệu. Đặc biệt, hồ sơ đúng sẽ đi kèm dấu tích xanh – giúp khách hàng nhận biết đây là doanh nghiệp đã được kiểm duyệt, từ đó xây dựng niềm tin vững chắc.
Kết luận
Trong tương lai, RCS có khả năng lớn sẽ trở thành công cụ then chốt giúp doanh nghiệp nâng tầm chiến lược tương tác. Công nghệ này kế thừa ưu điểm phủ sóng rộng rãi của SMS và tính tương tác cao của ứng dụng nhắn tin, từ đó mang đến trải nghiệm vô cùng tiện lợi ngay trên ứng dụng tin nhắn mặc định của điện thoại mà không cần tải thêm app.
Đây chính là thời điểm để thử nghiệm – biến mỗi tin nhắn thành cơ hội kết nối với khách hàng. Nếu như có câu hỏi RCS hay có nhu cầu triển khai, hãy liên lạc với GAPIT tại đây để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.