Retargeting là một thuật ngữ phổ biến đối với những người làm trong ngành tiếp thị. Tuy nhiên, để thực sự hiểu về nó cũng như ứng dụng và đem lại hiệu quả thì không phải ai cũng nắm chắc. Hãy cùng GAPIT tìm hiểu nhanh về retargeting là gì và các cách retargeting hiệu quả mà doanh nghiệp không thể bỏ qua ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Retargeting là gì?
Retargeting trong tiếng Việt được hiểu là “chiến lược bám đuổi”. Đúng như tên gọi của nó, đây là hoạt động doanh nghiệp triển khai marketing lại nhằm xuất hiện càng nhiều càng tốt đối với những khách hàng chưa hoàn thành hành trình mua hàng của họ.
Hiểu đơn giản, theo Philips Kotler, hành trình mua hàng của khách hàng được diễn tả thông qua mô hình 5A. Mô hình này mô phỏng 5 giai đoạn mua sắm của khách hàng đó là: Aware (nhận biết) – Appeal (cuốn hút) – Ask (tìm hiểu) – Act (hành động) – Advocate (giới thiệu). Hoạt động tiếp thị được gọi là thành công khi doanh nghiệp đưa khách hàng đi từ chữ A đầu tiên đến chữ A cuối cùng. Tuy nhiên, trong một chiến dịch Marketing, nhiều khách hàng sẽ chỉ dừng lại ở một bước nào đó trong hành trình trên. Đây là lý do “chiến lược bám đuổi” sinh ra, nhằm mục đích tiếp tục dẫn đường cho khách hàng từ điểm dừng cũ của họ đến giai đoạn Advocate (Giới thiệu).
Cụ thể, nếu như khách hàng đã ghé vào trang web của doanh nghiệp nhưng lại đi ra mà không để lại bất kỳ tương tác nào, điều đó có nghĩa là họ đang dừng lại ở giai đoạn Aware (Nhận biết). Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện một loạt các hoạt động “bám đuổi” để thu hút khách hàng và thuyết phục họ tiếp tục hành trình của mình bao gồm, quay lại, tìm hiểu, cho sản phẩm vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán, sử dụng và yêu thích sản phẩm.
Tại sao doanh nghiệp cần triển khai hoạt động Retargeting?
Theo rất nhiều nghiên cứu từ các trường đại học trên thế giới, trung bình 100 khách hàng, chỉ có 1 người duy nhất thực sự đi được hết hành trình khách hàng trong một lần tiếp thị duy nhất. 99 vị khách hàng còn lại có thể “bỏ dở” hành trình của họ do nhiều lý do và yếu tố tác động khác nhau. Chính vì vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phân tích và tìm ra lý do khách hàng bỏ dở hành trình và cố gắng thuyết phục họ tiếp tục hành trình cũ.
Hoạt động này rõ ràng tiêu tốn ít chi phí và hiệu quả hơn so với việc tìm kiếm tệp khách hàng mới. Điều này là bởi doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thu thập dữ liệu, chi phí phân tích, chi phí tạo ra chiến lược Marketing mới. Bên cạnh đó, việc đi nốt hành trình còn lại hiển nhiên là “ngắn hơn” và tiết kiệm thời gian hơn. Từ đó, đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc bắt đầu những hành trình từ “bước đi đầu tiên” và tiếp tục thu về 1/100 khách hàng nữa.
Các hình thức Retargeting hiệu quả nhất
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất về chủ đề này bên cạnh câu hỏi “Retargeting là gì?” chính là “chiến lược bám đuổi” có bao nhiêu hình thức? Retargeting có hai hình thức chính, một là Onsite Retargeting và hai là Offsite Retargeting. Tuy nhiên, với nhu cầu Marketing và thị trường hiện nay, hai hình thức Retargeting trên đã được chia nhỏ thành các loại nhỏ hơn. Cụ thể:
- Search Retargeting (Nhắm chọn lại dựa theo hành vi tìm kiếm)
- Site Retargeting (Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang web)
- Dynamic Retargeting (Nhắm chọn lại động)
- RLFSA – Retargeting list for search ads (Nhắm chọn lại theo danh sách và kèm theo kết quả tìm kiếm)
- Email & CRM Retargeting (Nhắm chọn lại theo thư điện tử và CRM)
- Social Media Retargeting (Nhắm chọn lại trên các trang mạng xã hội truyền thông)
Cách thức vận hành của hoạt động Retargeting
Làm cách nào để doanh nghiệp có thể xác định và nhận biết đối tượng của Retargeting là gì? Hiểu đơn giản, trên website, landing page của doanh nghiệp sẽ có gắn kèm một đầu đoạn mã nhất định. Mỗi khi khách hàng truy cập vào các nền tảng này, tự động sẽ có một đoạn mã kết nối với đầu đoạn mã kia.
Thông qua đoạn mã này và các tệp cookie lưu trữ (Thường được doanh nghiệp hỏi ngay khi khách hàng truy cập website), doanh nghiệp có thể phân tích hành vi khách hàng và triển khai các hoạt động bám đuổi dựa trên việc hiển thị quảng cáo ở những nơi mà khách hàng đi qua trong môi trường trực tuyến.
Cách thức vận hành Retargeting chính là “mưa dầm thấm lâu”. Thực tế, 98% lượng khách hàng truy cập trang web sẽ rời đi mà không để lại tương tác nào. Chính vì vậy, để có thể thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần xuất hiện nhiều hơn một lần.
Những lưu ý quan trọng cần biết trước khi thực hiện Retargeting
Hiểu retargeting là gì sẽ giúp doanh nghiệp định hình được chiến lược thực thi. Tuy nhiên, để triển khai các cách retargeting hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố sau đây:
- Cần nắm rõ các bước thực hiện chiến lược retargeting hiệu quả. Việc thực hiện các cách retargeting mà không có định hướng, quy trình dễ khiến dự án đi sai hướng và không đạt được hiệu quả mong muốn.
- Cần xây dựng tần suất retargeting phù hợp. Tần suất quá thưa sẽ không đủ để đem lại hiệu quả. Trong khi đó, tần suất quá dày đặc sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và mất thiện cảm với doanh nghiệp.
- Cần xác định chính xác mục tiêu triển khai retargeting. Không phải khách hàng nào bỏ dở hành trình cũng là khách hàng tiềm năng để thực hiện hoạt động “chiến lược bám đuổi”. Sẽ có những khách hàng không còn tiềm năng để phát triển, chính vì vậy, việc phân loại khách hàng và xác định mục tiêu rõ ràng là vô cùng quan trọng.
- Nên đo lường thường xuyên retargeting. Trong mỗi giai đoạn của hành trình, khách hàng sẽ sử dụng rất nhiều các kênh khác nhau. Chính vì vậy, để quây kín được toàn bộ các điểm chạm khách hàng và quản lý các thông tin, hiệu quả trả về doanh nghiệp nên sử dụng sự hỗ trợ của các công cụ tiếp thị đa kênh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc về retargeting là gì và các cách retargeting hiệu quả. Đừng quên theo dõi GAPIT để liên tục cập nhật những kiến thức hữu ích về thị trường Marketing sôi động.