Vào năm 1992, Neil Papworth đã gửi tin nhắn SMS đầu tiên từ máy tính cá nhân của mình đến Richard Jarvis của Vodafone, với nội dung đơn giản: “Merry Christmas”. Kể từ đó, SMS đã trở thành kênh giao tiếp chính giữa doanh nghiệp và khách hàng trên toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng.
Ngày nay, với nhu cầu tương tác ngày càng cao, RCS Messaging ra đời như một bước tất yếu trong sự phát triển của SMS, mang đến trải nghiệm nhắn tin đa dạng và tối ưu hơn cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng.
1. RCS là gì?
RCS (Rich Communication Services – Dịch vụ Truyền thông Nâng cao) là một giao thức nhắn tin hiện đại, được thiết kế để thay thế SMS truyền thống. Công nghệ này được Google và Hiệp hội GSM (GSMA) phát triển nhằm nâng cấp dịch vụ nhắn tin trên điện thoại di động.
Khác với SMS chỉ hỗ trợ văn bản đơn giản, RCS mang đến trải nghiệm nhắn tin tương tác cao hơn. Người dùng có thể gửi hình ảnh, video, GIF chất lượng cao, hiển thị thương hiệu doanh nghiệp và sử dụng các nút bấm để tương tác trực tiếp trong tin nhắn.

2. Cơ hội nào giúp RCS trở thành kênh truyền tin tiềm năng trên thị trường?
Với sự ra đời của mạng 5G, nhu cầu sử dụng RCS trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng vượt trội. Điều này chủ yếu dựa vào khả năng giảm độ trễ, tối ưu hóa dữ liệu và cải thiện việc truyền tải nội dung đa phương tiện của công nghệ này.
Trên thế giới, nhiều nhà mạng cũng được kỳ vọng sẽ tích hợp RCS như một phần trong dịch vụ 5G của họ trong những năm tới, đưa RCS trở thành chuẩn nhắn tin thế hệ mới, thay thế SMS truyền thống.
Theo thống kê từ GSMA và Mordor Intelligence, RCS đang được triển khai bởi hơn 22 nhà sản xuất thiết bị di động, thu hút hơn 157 triệu người dùng trên toàn cầu. Không chỉ vậy, báo cáo cho thấy 90% người dùng SMS khi đổi sang RCS vẫn hoạt động sau 90 ngày, cho thấy RCS có tiềm năng lớn trở thành kênh tương tác khách hàng hiệu quả.
3. RCS Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp – Các Thương Hiệu Đang Tận Dụng RCS Cho Các Hoạt Động Như Thế Nào?
Trên thế giới, nhiều thương hiệu lớn đã nhanh chóng ứng dụng RCS vào hoạt động truyền thông để nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hiệu quả tiếp thị. Một trong những thương hiệu “nhanh tay” đón đầu khai thác tiềm năng của RCS chính là Subway, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu.
Thách thức đặt ra
Subway bắt đầu sử dụng SMS từ 2015 để gửi khuyến mãi hàng tuần đến gần sáu triệu khách hàng. Tuy nhiên, theo thời gian, thương hiệu nhận thấy SMS bị hạn chế về mặt tương tác và khả năng thể hiện thương hiệu, khiến hiệu quả tiếp thị không tối ưu. Để cải thiện trải nghiệm khách hàng, Subway đã thử nghiệm RCS như một giải pháp thay thế SMS.
Chiến lược áp dụng RCS
Khác với SMS truyền thống chỉ có văn bản, RCS cho phép hiển thị hình ảnh sản phẩm, logo thương hiệu, nút bấm CTA (Call-to-Action) và phân tích dữ liệu người dùng. Tận dụng các tính năng trên, Subway đã tiến hành A/B testing với 2 nhóm khách hàng:
- Nhóm 1: Nhận ưu đãi qua SMS.
- Nhóm 2: Nhận cùng nội dung qua RCS kèm hình ảnh và nút bấm.
Điều đặc biệt là việc thử nghiệm RCS không yêu cầu thay đổi quy trình vận hành, giúp Subway triển khai dễ dàng mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Kết quả
Chiến dịch thử nghiệm cho thấy RCS mang lại kết quả vượt mong đợi với tỷ lệ chuyển đổi tăng 140% so với SMS.
Case study trên đã phần nào chứng minh rằng RCS có thể nâng cao hiệu suất marketing và trải nghiệm khách hàng so với phương pháp truyền thống. Với tiềm năng này, đây chính là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thử nghiệm và áp dụng RCS vào chiến lược gửi tin. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đổi mới cách giao tiếp với khách hàng chính là chìa khóa vàng để nâng cao hiệu suất marketing và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
4. Các nhà mạng Việt Nam đã cung cấp RCS chưa?
Tại Việt Nam, RCS đang trong giai đoạn thử nghiệm và dần được triển khai bởi các nhà mạng lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone.
Tuy nhiên, mức độ phổ biến của RCS vẫn còn hạn chế bởi nhiều lý do:
- Chưa có sự hỗ trợ rộng rãi từ nhà mạng, đặc biệt là trên các dòng điện thoại cũ.
- Người dùng vẫn quen với Zalo, Messenger, khiến RCS cần thêm thời gian để trở nên phổ biến.
- Chi phí dịch vụ cần được tối ưu để phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam.
Dù vậy, với sự hỗ trợ tích cực từ Google và các nhà mạng toàn cầu, RCS có thể sớm trở thành tiêu chuẩn nhắn tin doanh nghiệp tại Việt Nam trong tương lai gần.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa và tiềm năng phát triển của RCS. Để được tư vấn thêm và triển khai dịch vụ, hãy liên hệ với GAPIT tại đây.