10 xu hướng kinh doanh trong năm 2024 doanh nghiệp cần phải nắm rõ

10 xu hướng kinh doanh trong năm 2024 doanh nghiệp cần phải nắm rõ

bởi | 28/03/2024

Bước sang năm 2024, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, dựa theo dự báo từ những tổ chức uy tín hàng đầu thế giới như ICAEW, IMF, ADB, Fitch Ratings và World Bank, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng vào những tín hiệu tích cực trong tiềm năng tăng trưởng trở lại. Đứng trước bối cảnh này, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn trong đầu tư và chi tiêu vào hoạt động kinh doanh. Điều này vừa là để duy trì được thị phần, bảo đảm được kinh tế doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái, vừa là để đón đầu và không bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng hiếm có của 2024.  

Vậy, doanh nghiệp nên chi tiêu và đầu tư vào đâu? Đâu là những xu hướng kinh doanh mà doanh nghiệp không nên bỏ qua trong thời kỳ kinh tế có những dấu hiệu chuyển mình đầy mạnh mẽ bởi sự tác động của công nghệ? Trong bài viết này, hãy cùng GAPIT “điểm mặt chỉ tên” TOP 10 xu hướng kinh doanh trong năm 2024 nhé! 

Kinh doanh bền vững, hướng tới giá trị CSR (Trách nhiệm xã hội)

CSR (Corporate Social Responsibility) và kinh doanh bền vững sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho sự bền vững của doanh nghiệp.

CSR không chỉ đơn thuần là việc đóng góp từ thiện, mà còn là việc đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh không gây ra hậu quả tiêu cực cho xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp thực hiện CSR thường tập trung vào việc tạo ra giá trị cho cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của người lao động, quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, và thúc đẩy phát triển xã hội.

Kinh doanh bền vững là một phần của CSR, nhấn mạnh vào việc phát triển kinh doanh mà không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội. Các doanh nghiệp bền vững thường tập trung vào việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, giảm lượng chất thải và khí thải ra môi trường, cũng như thúc đẩy công bằng xã hội và tiêu chuẩn lao động.

Xu hướng làm việc từ xa và “hybrid working”

Làm việc từ xa và hybrid working là xu hướng tất yếu của tương lai. Một khảo sát toàn cầu của PwC về “Tương lai của làm việc từ xa” chỉ ra rằng 80% doanh nghiệp tin rằng việc áp dụng hình thức làm việc này là chuẩn mực mới của thị trường lao động. 

Cuộc cách mạng làm việc từ xa hậu Covid-19 vẫn tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua với tỷ lệ khoảng 1.6%/năm, hiện đã mạnh mẽ thiết lập các mô hình làm việc tiêu chuẩn mới. Những cải tiến về hình thức làm việc này mang lại sự linh hoạt cho nhân viên, từ đó tăng hiệu suất và tinh thần trong công việc, cũng như giảm chi phí cho doanh nghiệp.

AI – Trí tuệ nhân tạo trở thành yếu tố tiên quyết

Trong thời đại hiện nay, Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã trở thành động lực thúc đẩy hiệu suất kinh doanh. Với mức tăng đáng kinh ngạc lên đến 12.79% trong năm qua, cùng hơn 30.000 startup hiện tại, AI đang thay đổi cách mà các doanh nghiệp hoạt động. 

Sự tích hợp của AI vào mọi khâu dù nhỏ nhất trong quy trình kinh doanh đang nâng cao năng suất và khả năng sáng tạo, trở thành yếu tố cần thiết cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu. Ví dụ dễ thấy chính là các công cụ, phần mềm quản trị như CRM, HRM,…hỗ trợ nhân sự lược bớt những thủ tục rườm rà để tập trung nguồn lực cho những công việc tạo ra doanh thu.

Có thể nói AI đang tái định nghĩa các mô hình hoạt động truyền thống. Đồng thời, nó mở ra con đường cho các phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo hơn và tập trung vào dữ liệu ở những ngành công nghiệp khác nhau.

Cuộc đua khai thác dữ liệu

Trong các xu hướng kinh doanh cho năm 2024, dữ liệu sẽ trở thành một tài sản thương mại ngày càng phát huy sức mạnh. Xu hướng này đang định nghĩa lại các chiến lược marketing và bán hàng, nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc hiểu và phục vụ các sở thích, hành vi của từng khách hàng.

Công ty khởi nghiệp của Ba Lan Yosh.AI tái tạo cách tiếp cận khách hàng với các trợ lý bằng giọng nói được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), nâng cao tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, đồng thời khám phá những thông tin có giá trị. 

Xu hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng dữ liệu lớn để xây dựng những kết nối khách hàng sâu sắc, ý nghĩa hơn, đồng thời cho thấy sự thay đổi trong cách các doanh nghiệp tiếp cận và đánh giá tương tác với khách hàng.

Chú trọng trải nghiệm khách hàng

Trong năm 2024, trải nghiệm của khách hàng trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp luôn tìm cách kết nối và làm hài lòng khách hàng của mình trên mọi điểm chạm trong hành trình trải nghiệm của khách hàng, bao gồm chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, cải tiến chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn, thiết lập dễ dàng và giải quyết vấn đề nhanh chóng. 

Xu hướng kinh doanh này đã trở nên quan trọng đến mức một số tập đoàn đang bổ nhiệm Giám đốc Trải nghiệm Khách hàng để đảm bảo tích hợp mượt mà trải nghiệm tại các “điểm chạm” trong mọi hoạt động kinh doanh.

DE&I (Diversity, Equity and Inclusion)

Xu hướng DE&I (Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập) trong môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng. Tài năng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, hình dáng và màu da. Tuy nhiên, những định kiến về sự phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc tuổi tác có thể “thâm nhập” vào hệ thống tuyển dụng, đào tạo hoặc phát triển nhân lực, dẫn đến việc bỏ lỡ nguồn nhân tài hay tạo ra hệ thống quản lý kém hiệu quả.

Đặc biệt trong thời đại công nghệ AI, việc sử dụng máy móc để ra quyết định ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến con người, do đó, việc có các giải pháp kinh doanh nhằm đảm bảo sự đa dạng và hòa nhập trong lực lượng lao động trở nên vô cùng cần thiết.

D2C – Định hướng kinh doanh trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng

Thay vì phụ thuộc vào các kênh phân phối truyền thống, các doanh nghiệp đang tập trung vào việc xây dựng và phát triển kênh trực tiếp tới người tiêu dùng.

Mô hình D2C (Direct To Customer) cho phép các doanh nghiệp tạo ra một liên kết trực tiếp với khách hàng của mình thông qua việc sử dụng các kênh trực tuyến như website, ứng dụng di động, và mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Mô hình D2C cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, họ có thể thu thập dữ liệu trực tiếp từ khách hàng để tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa hơn. Đối với người tiêu dùng, họ được tiếp cận với sản phẩm chất lượng cao ở mức giá hợp lý và trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn.

Tối ưu hóa mọi nguồn lực

Với nhiều doanh nghiệp năm 2024 vẫn sẽ là một năm suy thoái đầy khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động. Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp cắt giảm và tăng cường như sau:

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu ứng dụng máy móc, công cụ mới để tự động hóa quy trình. Đã qua rồi cái thời ứng dụng công cụ một cách máy móc mà không đi kèm một chiến lược phù hợp. Trên thị trường hiện tại không thiếu những phần mềm tự động, tuy nhiên, doanh nghiệp thực sự cần một giải pháp toàn diện, cho phép liên kết đa kênh, giúp tinh gọn các khâu bước rườm rà, để dành nguồn lực về thời gian, con người, ngân sách cho những mục đích quan trọng hơn
  • Nâng cao hiệu suất lao động: Đào tạo nhân viên để nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thời gian làm việc không cần thiết. Mọi bước trong quy trình tuyển dụng – đào tạo – giữ chân nhân sự nên được chú trọng và nhất quán từ cấp nhân viên tới quản lý.
  • Tối ưu hóa chi phí marketing: Sử dụng các kênh truyền thông tiếp thị trực tuyến có hiệu suất cao và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa chi phí marketing. Chiến lược giá cả cũng cần điều chỉnh và áp dụng linh hoạt để phản ánh chi phí và giá trị thực của chúng.

Tập trung vào nhân sự chất lượng cao – Chất lượng hơn số lượng 

Câu chuyện về tình trạng nhân sự thiếu hụt kỹ năng vẫn là mối lo âu của các công ty, buộc họ phải thay đổi quy trình tuyển dụng và đào tạo như một phần của xu hướng kinh doanh trong năm 2024. 

Thay vì các tiêu chuẩn truyền thống, cá nhân ngày càng được chọn dựa trên những kinh nghiệm, năng lực và khả năng phù hợp cho một vị trí công việc. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dựa trên trí tuệ nhân tạo AI, việc nâng cao kỹ năng, khả năng đa nhiệm, ngoại ngữ thành thạo, đặc biệt là khả năng tận dụng dữ liệu để tối ưu năng suất lao động, vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Chăm sóc sức khỏe và tinh thần tại nơi làm việc

Sự tập trung vào sức khỏe và tinh thần tại nơi làm việc đang điều người lao động hướng tới, đặc biệt là thế hệ Gen Z, cho thấy một sự chuyển đổi trong ưu tiên của doanh nghiệp đến phương pháp toàn diện hơn đối với sức khỏe của nhân viên.

Ứng dụng Circle Care của Mỹ đẩy mạnh xu hướng này bằng cách cung cấp một nền tảng khuyến khích nhân viên sống một lối sống lành mạnh thông qua trò chơi và phần thưởng. 

Những phương pháp đổi mới định hình lại văn hóa làm việc, nhấn mạnh vào sự quan trọng của sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng và năng suất của nhân viên.

Lời kết

Trong tương lai gần, 10 xu hướng kinh doanh này vẽ ra bức tranh về một thế giới đang phát triển nhanh chóng, được thúc đẩy bởi công nghệ. Từ sự bùng nổ của làm việc từ xa và trí tuệ nhân tạo đến sự tăng cường của dữ liệu và cá nhân hóa khách hàng, việc thích nghi với những thay đổi này là chìa khóa để các doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và đổi mới.

Không chỉ quan tâm tới khách hàng, doanh nghiệp cũng ngày càng coi trọng tới người lao động, thúc đẩy năng suất và duy trì một môi trường làm việc bền vững. Bằng cách luôn cập nhật và linh hoạt với những biến động dù nhỏ nhất từ thị trường, doanh nghiệp có thể tận dụng đòn bẩy để tạo ra thặng dư cho chính mình trong năm 2024, tạo đà cho một chu kỳ tăng trưởng mới thay vì chỉ “sống sót” qua thời kỳ suy thoái.

Tin tức khác

[GapOne 1.10.0] – Ra mắt tính năng mới, sẵn sàng thành “cánh tay phải đắc lực” cho các doanh nghiệp lớn trong kỷ nguyên dữ liệu số

Khởi động năm 2024 với GapOne phiên bản 1.10.0, cùng...
Read More

LỄ RA MẮT CÔNG TY GAPIT MEDIA – BƯỚC ĐỆM MỚI TRONG HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Vào ngày 11/4/2023, công ty con GAPIT Media đã chính...
Read More

GAPIT TÔN VINH PHÁI ĐẸP 8/3: WORKSHOP “KHOẢNH KHẮC VÀNG TRONG LÀNG TẠO DÁNG”

Ngày 08/03/2023 vừa qua, buổi workshop “Khoảnh khắc vàng trong...
Read More

CHIẾN DỊCH “MÙA SĂN 2023”

Ngày 02/02/2023 vừa qua, buổi lễ phát động cho chiến...
Read More

Nền tảng GAPONE của GAPIT Communications xuất sắc lọt vào Top 10 “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022”

Sáng ngày 8/12/2022, nền tảng Omnichannel Marketing Automation GAPONE được...
Read More

GAPIT Communications thông báo về hành vi mạo danh lừa đảo của các đối tượng xấu

Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện các đối...
Read More

Top 7 xu hướng quảng cáo nổi bật nhất năm 2022

Những quảng cáo nào đang là xu hướng năm 2022...
Read More

Top 5 xu hướng Inbound Marketing không thể bỏ lỡ năm 2022

Inbound Marketing được đánh giá là một trong những phương...
Read More

GAPIT xuất sắc nhận Giải thưởng Sao Khuê 2022 với Nền tảng tăng trưởng GAPONE

Nền tảng tăng trưởng GAPONE được nghiên cứu và phát...
Read More

Các chiến lược đột phá mùa COVID

Các doanh nghiệp Việt đã có những sáng kiến - chiến...
Read More

7 xu hướng chạy quảng cáo facebook hiệu quả năm 2021

Khởi đầu một năm 2021 với những dự đoán về...
Read More

Xu hướng Marketing nào sẽ giúp doanh nghiệp B2B giữ chân khách hàng trong năm 2o21?

Bài viết này sẽ cung cấp những xu hướng mới...
Read More

Top 5 xu hướng Inbound Marketing năm 2021

Inbound Marketing sẽ là xu hướng tất yếu cho 2021,...
Read More

7 xu hướng Marketing “thống lĩnh” thị trường năm 2021

Năm 2021, liệu xu hướng Marketing Online nào sẽ dẫn...
Read More

Inbound Marketing sẽ là xu hướng và giải pháp tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp năm 2021

Với cốt lõi là Content Marketing, Inbound Marketing dựa vào...
Read More

7 xu hướng Email Marketing trong năm 2021

Hubspot đã cho biết “Email marketer đã gửi nhiều hơn...
Read More

GAPIT CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH PARTNER SỐ 1 CỦA HUBSPOT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Theo xếp hạng của HubSpot tại trang web https://www.hubspot.com/, GAPIT...
Read More

4 XU HƯỚNG WORD OF MOUTH MARKETING CỦA NĂM 2021

Việc tìm kiếm những cách làm mới để tạo ra...
Read More