Hiện nay, Zalo đang là nền tảng nhắn tin dẫn đầu về số lượng người dùng tại thị trường Việt Nam và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để kết hợp vào chiến lược kinh doanh. Nhận thấy các tài khoản cá nhân, thậm chí là Zalo Business không thể đáp ứng trọn vẹn và bài bản quy trình CSKH, Zalo đã phát triển một công cụ mới mang tên Zalo OA. Vậy Zalo OA là gì? Doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích nào khi sử dụng Zalo OA? Hãy cùng GAPIT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về Zalo OA
Zalo OA là gì?
Zalo OA – Zalo Official Account là tài khoản chính thức được cung cấp bởi Zalo dành cho doanh nghiệp, tổ chức hay cộng đồng. Thông qua tài khoản này, doanh nghiệp sẽ có có thể truyền thông, tiếp cận và tương tác với khách hàng dễ dàng.
Zalo OA đảm nhận các vai trò tương tự như fanpage trên Facebook, bao gồm xây dựng hình ảnh thương hiệu, tiếp cận và tương tác với khách hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,…
Phân biệt các loại tài khoản Zalo OA
Hiện nay, Zalo OA được chia thành 3 loại chính dựa theo mục đích và tính xác thực, mỗi loại có những đặc điểm và tính năng khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.
- Zalo OA doanh nghiệp: Đây là tài khoản phục vụ cho việc kinh doanh, dành cho các tổ chức, doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận kinh doanh và đã hoàn tất các vòng kiểm duyệt của Zalo. Ngoài việc sử dụng các tính năng cơ bản như: nhắn tin, bài viết, broadcast, quảng cáo…người dùng còn có thể thực hiện các tác vụ nâng cao như gọi điện và thiết lập chatbot giúp tương tác trực tiếp với khách hàng.
- Tài khoản cho các cơ quan nhà nước: Đây là loại tài khoản khá đặc thù, chỉ dành riêng cho các cơ quan hành chính có thẩm quyền, tổ chức chính trị – xã hội lựa chọn. Sử dụng Zalo OA có thể giúp các cơ quan cung cấp thông tin chính thống, minh bạch cũng như tiếp cận và phục vụ người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện.
- Hồ sơ quảng cáo: Dành riêng cho cá nhân hoặc tổ chức chưa có giấy phép kinh doanh, chỉ hoạt động với mục đích chạy quảng cáo, do vậy, các tính năng cơ bản của OA sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên, người dùng có thể cung cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh trong quá trình sử dụng để xác thực tài khoản và tận dụng đầy đủ các tính năng được cung cấp.
2. Cách tạo tài khoản Zalo Official Account đơn giản
Để đăng ký tài khoản Official Account xác thực trên Zalo , doanh nghiệp thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập đường dẫn http://oa.zalo.me và đăng nhập Zalo cá nhân
- Đăng nhập bằng số điện thoại và mật khẩu đã đăng ký; hoặc
- Quét mã QR Code từ ứng dụng Zalo
Lưu ý: Chỉ có SĐT Việt Nam (+84) được hỗ trợ tạo OA.
Bước 2: Xác thực tài khoản với CCCD
Người tạo tài khoản cần xác thực bằng cách chụp 2 mặt CCCD
Bước 3: Nhấn vào ” Tạo Official Account mới”
Bước 4: Điền thông tin doanh nghiệp
Danh mục hoạt động: Chọn một trong các danh mục phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh.
Tên Official Account: cần được đặt theo 1 trong 3 loại tên sau:
- Tên doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy ĐKKD);
- Tên nhãn hiệu/ thương hiệu đã được đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ;
- Tên giao dịch khác là tên của loại hình dịch vụ, sản phẩm, dự án của doanh nghiệp hoặc HKD, và không thuộc 2 cách đặt tên trên.
Thông tin giới thiệu: Cung cấp thông tin giới thiệu về doanh nghiệp/HKD một cách minh bạch, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người xem.
Ảnh đại diện: Kích thước tối thiểu là 240x240px (png, jpg) và dung lượng tối đa 15MB.
Ảnh bìa: Kích thước tối thiểu là 320x180px (png, jpg) và dung lượng tối đa 15MB
Bước 5: Xác thực tài khoản
Sau khi tạo thành công tài khoản OA xác thực, doanh nghiệp thực hiện xác thực trong vòng 14 ngày để hoàn thành quá trình đăng ký.
Khi đã tạo được tài khoản Zalo OA thành công, người dùng có thể sử dụng một số tính năng cơ bản, chẳng hạn như:
- Broadcast: tính năng hỗ trợ gửi tin nhắn hàng loạt đến những khách hàng nhấn “Quan tâm” tài khoản. Doanh nghiệp được hỗ trợ gửi miễn phí 20 tin nhắn/tháng đến khách hàng.
- Tin nhắn: Chủ cửa hàng có thể gửi tin nhắn hai chiều tới khách hàng, cùng với đó tạo các câu trả lời mẫu nhằm tối ưu thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Gọi thoại: tương tự như trên, tính năng này cho phép doanh nghiệp có thể thông qua Zalo OA để gọi tới Zalo người dùng bằng số điện thoại hoặc UID.
- Chatbot: khách hàng có thể truy cập nhanh thông tin của OA ngay tại màn hình hội thoại. Đồng thời, tính năng này giúp Zalo OA phản hồi tự động theo bộ kịch bản đã thiết lập trước đó, giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng.
- API: phương thức cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn Zalo ZNS đến tài khoản cá nhân của khách hàng, giúp đảm bảo tính nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng có thể tích hợp vào bất kỳ hệ thống nào.
3. Lợi ích của Zalo OA trong xây dựng thương hiệu và chăm sóc khách hàng
Tăng nhận diện thương hiệu
Là một trong những nền tảng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam hiện nay, Zalo không chỉ gây ấn tượng với lượng người dùng lớn lên đến 75 triệu người mà còn thu hút đối tượng ở đa dạng độ tuổi, đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng điều này để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng, từ đó tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu. Với Zalo OA, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giao diện trang, logo, username phù hợp với thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ.
Xây dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu
Khách hàng ngày càng thông minh và khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn tìm hiểu về thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Nút tích vàng của OA như một “tấm biển chỉ dẫn”, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt giữa kênh thông tin chính thống của doanh nghiệp, đã trải qua hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt của Zalo và những tài khoản kém uy tín. Từ đó, khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và tương tác nhiều hơn với các thông tin từ doanh nghiệp.
Sở hữu tính năng tự động hóa cho phép tương tác với khách hàng 24/7
Zalo OA giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động CSKH, tương tác nhanh chóng 24/7 nhờ tính năng tự động hóa với menu truy cập nhanh và chatbot tích hợp sẵn. Điều này có nghĩa rằng khi có những thắc mắc về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được câu trả lời dù đang ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Điều này đem lại cho khách hàng trải nghiệm tương tác liền mạch, tạo sự hài lòng, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài.
Cụ thể, một số tính năng nổi bật của Chatbot Zalo OA bao gồm:
- Tin nhắn chào mừng: gửi tin nhắn đến người vừa mới quan tâm OA
- Từ khóa & QnA: tự động trả lời khách hàng tự động theo từ khóa, mẫu câu đã học được (AI)
- Trả lời tự động: tự động phản hồi tất cả tin nhắn của khách hàng
- Quản lý người quan tâm: chuỗi tin nhắn tự động CSKH, lập lịch, lọc người dùng theo thông tin
- Thiết lập menu: tạo menu một cách dễ dàng, tăng hiệu quả tính năng
- Yêu cầu thông tin người dùng: tin nhắn nhập liệu cho phép đặt câu hỏi đến người quan tâm
>> Xem thêm: Bí Quyết Lựa Chọn Phần Mềm CSKH Zalo Hiệu Quả Nhất
4. Xu hướng sử dụng Zalo OA trong kinh doanh hiện nay
Theo báo cáo Zalo Official Account đưa ra về “Xu hướng tương tác giữa người dùng Zalo và doanh nghiệp thông qua giải pháp Zalo Official Account”, số lượng các doanh nghiệp lựa chọn Zalo OA tăng ở mức kỷ lục là 280% với hơn 65 triệu người quan tâm trong giai đoạn từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2023. Con số ấn tượng này cho thấy Zalo OA đang là kênh tương tác hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường khách hàng tiềm năng.
Trong những năm gần đây, Zalo OA dần trở thành “vùng đất” màu mỡ được các doanh nghiệp ở đa lĩnh vực đưa vào khai thác trong chiến lược kinh doanh của mình. Theo thống kê từ Zalo Official Account, ngành Bán lẻ đang là ngành dẫn đầu xu hướng ứng dụng Zalo OA trong chăm sóc khách hàng – chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%). Trong đó, tiêu biểu nhất có thể kể đến các doanh nghiệp kinh doanh thời trang, hàng tiêu dùng, thiết bị công nghệ,…
Bên cạnh đó các ngành hàng phát triển tiềm năng như Nhà hàng, Du lịch – Giải trí và Y tế – Dược phẩm, chiếm tỷ lệ lần lượt là 11%, 10% và 9% các doanh nghiệp sử dụng nền tảng Zalo Official Account trong hoạt động kinh doanh.
Zalo OA không chỉ là một công cụ đơn thuần mà đã trở thành nền tảng cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt. Bằng việc tích hợp với các dịch vụ khác như Zalo Shop, Zalo ZNS, và Zalo Mini App, Zalo Ads, phần mềm này đã tạo ra một hệ sinh thái khép kín, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và quảng cáo. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
>> Xem thêm: CẬP NHẬT MẪU ZALO ZNS: Nâng cấp trải nghiệm khách hàng toàn diện với ZNS YÊU CẦU THANH TOÁN và ZNS VOUCHER
5. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng Zalo OA
1. Một doanh nghiệp có thể đăng ký các tài khoản OA khác nhau được không?
Có. Doanh nghiệp có thể tạo nhiều tài khoản OA để đáp ứng các mục đích khác nhau như: tuyển dụng, chăm sóc khách hàng,… hoặc lập tài khoản OA cho các chi nhánh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lưu ý rằng để xác thực thành công, doanh nghiệp cần cập nhật đầy đủ thông tin OA và phân biệt rõ chức năng của các tài khoản để khách hàng dễ dàng lựa chọn nội dung phù hợp với nhu cầu.
2. Dùng Zalo OA có mất phí không?
Việc sử dụng Zalo OA có thể miễn phí ở mức cơ bản, nhưng để tận dụng tối đa các tính năng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể cần đầu tư vào các gói dịch vụ trả phí.
Hiện nay, Zalo cung cấp gói dùng thử Zalo OA với mục đích đem lại trải nghiệm thực tế cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần trả mức phí 10.000 VND cho 1 tháng dùng thử. Cần lưu ý rằng, thời gian dùng thử chỉ có 1 tháng và khách hàng không thể gia hạn thêm gói dịch vụ này.
3. Hệ thống sẽ xử lý như thế nào nếu doanh nghiệp quên gia hạn gói?
Zalo sẽ gửi thông báo nhắc nạp tiền vào tài khoản ZCA trước 7 ngày và gia hạn gói trong trường hợp tính năng tự động gia hạn chưa được kích hoạt. Nếu tài khoản không đủ tiền hoặc doanh nghiệp không lựa chọn gia hạn, tài khoản OA sẽ chuyển về gói cơ bản.
4. Có thể thay đổi gói dịch vụ trong quá trình sử dụng không?
Có. Zalo cho phép doanh nghiệp thay đổi gói bất kỳ thời gian nào. Khi tiến hành thay đổi, hệ thống sẽ hủy gói cũ (bao gồm cả các tính năng chưa sử dụng hết) và kích hoạt gói mới.
5. Tại sao tài khoản Zalo OA bỗng dưng bị khóa ?
Khi bị khóa, tài khoản OA sẽ có ký hiệu “khóa” và nằm tại mục “Đang bị khóa” trên trang Quản trị OA. Điều này có thể do 2 lý do chính:
- OA không thực hiện cập nhật thông tin trong thời gian quy định: doanh nghiệp cần hoàn thành các yêu cầu xác thực trong vòng 7-14 ngày sau khi nhận thông báo
- Tài khoản đăng nội dung vi phạm quy định vận hành OA
Hy vọng nội dung trên hữu ích với doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm và triển khai hiệu quả kênh Zalo OA nói riêng cũng như các công cụ khác trong nền tảng Zalo nói chung, hãy liên hệ ngay với GAPIT tại đây.